Sáng 30/12, khai mạc phiên trù bị Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025

Chia sẻ

Phiên trù bị Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI được tổ chức với sự tham gia của hơn 550 đại biểu, dại diện cho hơn 27.000 hội viên nhà báo thuộc 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 19 Liên chi hội và hơn 200 Chi hội trực thuộc, đại diện ý chí, nguyện vọng, tình cảm và quyết tâm của hội viên cả nước về dự Đại hội.

Đoàn Chủ tịch điều hành phiên trù bị Đại hội sáng 30/12.Đoàn Chủ tịch điều hành phiên trù bị Đại hội sáng 30/12. (Ảnh: T.H)
Phát biểu tại phiên trù bị, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh khẳng định Đại hội được tổ chức vào thời điểm toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Theo Chủ tịch Lê Quốc Minh, nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho Đại hội là: đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam; kiểm điểm đánh giá việc thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ về công tác báo chí nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; 15 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư TƯ Đảng (Khóa IX) về “Nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kì mới”, triển khai thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/4/2020 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới”.

Đại hội sẽ tập trung thảo luận, xây dựng, hoàn thiện Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành, thảo luận sửa đổi, bổ sung và thông qua Điều lệ Hội và các văn kiện quan trọng khác trình Đại hội.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh phát biểu tại phiên trù bị. Ảnh T.VươngChủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh phát biểu tại phiên trù bị. Ảnh T.Vương

Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra trong bối cảnh báo chí trong nước và thế giới đang có những thay đổi sâu sắc về nhiều mặt. Những nội dung thảo luận tại Đại hội và những nhiệm vụ, giải pháp do Đại hội đề ra sẽ có ý nghĩa thiết thực góp phần thúc đẩy nền báo chí cách mạng Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn, chủ động hội nhập với báo chí khu vực và thế giới, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới phù hợp với văn hóa dân tộc Việt Nam.

Đại hội sẽ tiến hành nhiệm vụ hết sức quan trọng là bầu Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI, nhiệm kì 2020 – 2025, gồm những nhà báo có phẩm chất và năng lực, có uy tín và điều kiện, cũng như tâm huyết, để lãnh đạo các mặt công tác của Hội trong nhiệm kì tới.

Với truyền thống cách mạng, với sự đoàn kết, trí tuệ, nhất trí, dân chủ và trách nhiệm cao, chúng ta tin tưởng Đại hội sẽ hoàn thành tốt các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.

Để hoàn thành khối lượng lớn công việc đó, đòi hỏi mỗi đại biểu chúng ta nêu cao tinh thần đoàn kết, trí tuệ, nhất trí, dân chủ và trách nhiệm cao trong quá trình tham dự Đại hội.

Thay mặt Đảng đoàn và Ban Thường vụ, tôi đề nghị các đại biểu Phát huy dân chủ đi đôi với nêu cao tinh thần trách nhiệm, kỉ cương, kỉ luật trong thảo luận, trong bầu cử tại Đại hội; Tham gia tích cực, đầy đủ, có chất lượng tất cả các họat động của Đại hội, với sự cố gắng cao nhất, với ý thức, lòng tự hào, tình cảm và sứ mệnh cao cả của người đại biểu đại diện cho hội viên về dự Đại hội.

Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI có sự tham dự của 460 đại biểu chính thức, chiếm 83,65% đại biểu dự Đại hội. (Ảnh: T.V)Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI có sự tham dự của 460 đại biểu chính thức, chiếm 83,65% đại biểu dự Đại hội. (Ảnh: T.V)

Tại phiên trù bị, các đại biểu đã bầu Đoàn Chủ tịch, đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu; thông qua Chương trình và Quy chế làm việc của Đại hội, thông qua Quy chế bầu cử Ban Chấp hành, báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp các dự thảo văn kiện Đại hội, Báo cáo Chính trị, báo cáo sửa đổi, bổ sung Điều lệ; Báo cáo công tác kiểm tra nhiệm kỳ 2015-2020, báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu. Trong buổi sáng, các tổ thảo luận đã họp giới thiệu nhân sự tham gia Ban chấp hành Hội khóa XI.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi, với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đổi mới – Sáng tạo – Phát triển”, Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, sẽ định hướng cho các cấp Hội Nhà báo Việt Nam và đội ngũ những người làm báo cả nước tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí Cách mạng Việt Nam, chung sức đồng lòng, ra sức phấn đấu xây dựng nền báo chí Cách mạng Việt Nam giàu tính chiến đấu, nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại, vì lợi ích của đất nước và nhân dân, vì Tổ quốc Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Đóng góp vào Dự thảo văn kiện Đại hội, nhiều đại biểu cho rằng, 5 năm tới là giai đoạn triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với nhiều nội dung mới về đường hướng phát triển đất nước, phát triển báo chí sau quy hoạch trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong những xu hướng phát triển báo chí. Hội Nhà báo Việt Nam cần có sự thống nhất với các ngành chức năng Trung ương như Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông... trong xây dựng cơ chế, chính sách, thống nhất về tổ chức, bộ máy Hội Nhà báo cấp tỉnh và hướng dẫn triển khai.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi trình bày tổng hợp tiếp thu góp ý Báo cáo chính trị trình Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam.Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi trình bày tổng hợp tiếp thu góp ý Báo cáo Chính trị trình Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam. (Ảnh: T.H)

Đối với vấn đề đạo đức báo chí, nhiều ý kiến cho rằng: Cần nhấn mạnh đến vai trò, đạo đức nghề báo, kiên quyết xử lý mạnh những nhà báo vi phạm đạo đức. Cần đưa ra giải pháp để nâng cao nghiệp vụ kiểm tra giám sát các cấp hội làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Nên đưa vào mục phương hướng thêm nhiệm vụ như: Sơ kết, tổng kết 10 Điều quy định đạo đức người làm báo, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra giám sát cho cán bộ chuyên trách... Thậm chí có thể xét việc thực hiện vấn đề này là một trong những tiêu chí trong thi đua của cấp Hội. Cần làm rõ nội dung bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên như thể nào?

Trong bối cảnh và các xu hướng vận động của báo chí, truyền thông, báo chí nước ta đối diện nhiều khó khăn, thách thức về đội ngũ người làm báo, trình độ nghiệp vụ, kĩ năng tác nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, về công nghệ làm báo, kinh tế báo chí, về khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục