Quản lý tốt thông tin đối ngoại trên báo chí truyền thông để làm đẹp hình ảnh Việt Nam với quốc tế

Chia sẻ

Thông qua thông tin đối ngoại, thế giới hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta; chia sẻ, ủng hộ quan điểm của Việt Nam đối với những vấn đề khu vực và quốc tế; quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, giá trị văn hóa và những thành tựu phát triển của đất nước.

Sáng ngày 8/1/2022, bằng hình thức trực tuyến, Tạp chí Người Làm Báo (Hội Nhà báo Việt Nam) phối hợp Khoa Quan hệ Quốc tế (Học viện Báo chí & Tuyên truyền) và Truyền hình HITV/Truyền hình Cáp Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến "Công tác quản lý thông tin đối ngoại trên báo chí truyền thông".

Ban chủ trì Hội thảo khoa học trực tuyếnBan chủ trì Hội thảo khoa học trực tuyến.

Tham dự Hội thảo khoa học có Đại sứ Nguyễn Phú Bình - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài; Đại sứ, TS. Nguyễn Thanh Sơn - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; TS. Nguyễn Ngọc Trường - Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển quan hệ quốc tế. Ngoài ra, còn có các nhà khoa học, các chuyên gia về thông tin đối ngoại, các nhà báo, nhà ngoại giao; cùng các giảng viên khoa Ngoại giao, khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí, phóng viên các cơ quan báo chí và cơ quan thường trú nước ngoài và các phóng viên trong nước.....

Phát biểu khai mạc hội thảo, nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Thông tin đối ngoại nói chung và thông tin đối ngoại trên báo chí nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Trong suốt quá trình phát triển của đất nước, trong những giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và đấu tranh bảo vệ nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và hội nhập quốc tế, thông tin báo chí đối ngoại luôn đóng vai trò quan trọng.

“Thông tin báo chí đối ngoại đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng và phát triển. Với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực, nhu cầu cung cấp thông tin từ Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới đến gần hơn với Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết. Đảng, Nhà nước luôn có chủ trương phát triển công tác thông tin đối ngoại, trong đó coi trọng việc xây dựng hệ thống báo chí đối ngoại trên trường quốc tế”, nhà báo Nguyễn Đức Lợi cho biết.

Năm 2021 là một năm đầy khó khăn, thách thức do đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu, công tác thông tin đối ngoại nói riêng và truyền thông nói chung có một năm đầy khó khăn vất vả, nhưng với sự nỗ lực vượt khó, ngành thông tin đối ngoại và báo chí truyền thông hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài đánh giá: Công tác đối ngoại đã góp phần tiếp tục duy trì, củng cố môi trường hòa bình ổn định, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở Việt Nam... Nhấn mạnh về quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài khẳng định, những hoạt động thông tin đối ngoại của người Việt Nam tại nước ngoài cũng rất quan trọng. Làm tốt công tác thông tin đối ngoại sẽ giúp kinh tế-xã hội đất nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

(PNTĐ) - Chiều 24/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Hội LHPN huyện Ứng Hòa và nhà tài trợ Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Phúc Hoàng An đã tổ chức trao tặng thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng cho Trạm y tế xã Kim Đường (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

(PNTĐ) - Giữa những băng tuyết lạnh giá của vùng cực Bắc, nơi nhiệt độ có thể giảm xuống âm hàng chục độ C, có một người phụ nữ âm thầm theo chân các nhà khoa học, ghi lại từng khoảnh khắc trong cuộc chiến với thời gian và khí hậu. Đó là Esther Horvath – nhiếp ảnh gia người Hungary, người đã dùng máy ảnh như một công cụ kể chuyện, đưa những vấn đề sống còn của hành tinh ra ánh sáng bằng những khung hình đầy cảm xúc.
Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

(PNTĐ) - Trong số rất nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi ra mắt gần đây, Cây mận ngọt nhất trái đất từng đến vịnh Hạ Long (NXB Kim Đồng) của nhà báo, tác giả Tiểu Phong (bút danh văn học của Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê Hưng Yên) nổi bật lên như một lời thì thầm đầy dịu dàng nhưng ám ảnh, không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà còn làm lay động trái tim của những người lớn từng tổn thương.
Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

(PNTĐ) - Ngày 12/6, Bộ Công an phối hợp Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Diễn đàn quốc tế “Tăng cường sự tham gia của nữ sĩ quan cảnh sát trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”. Sự kiện là dấu mốc quan trọng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Bộ Công an Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò của nữ sĩ quan Công an nhân dân trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.