Bộ Y tế đề nghị các địa phương tạo điều kiện cho người dân về quê ăn Tết

Chia sẻ

Theo công văn số 375/BYT-MT gửi các địa phương mới đây, Bộ Y tế yêu cầu người dân về quê nhân dịp Tết Nguyên đán thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 gồm thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe, không phải cách ly y tế...

Cụ thể, công văn nêu rõ: Hiện nay, tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại các tỉnh, thành phố đã đạt tỉ lệ cao: người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 1 mũi đạt 100%, tiêm đủ 2 mũi đạt 95,6%, tiêm mũi 3 đạt 18,6%; trẻ em (12-17 tuổi) tiêm mũi 1 đạt 94,1%, tiêm đủ 2 mũi đạt 82,2%.

Ảnh minh họa. Nguồn: Hải YếnẢnh minh họa. Nguồn: Hải Yến

Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2022 và đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các nội dung, cụ thể:

Hướng dẫn người dân về quê nhân dịp Tết Nguyên đán thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 gồm thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe, không phải cách ly y tế; nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, khó thở... thì hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-COV-2 và xử trí theo quy định.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định; kịp thời chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Dịch sởi và tay chân miệng gia tăng, sốt xuất huyết duy trì ở mức thấp

Hà Nội: Dịch sởi và tay chân miệng gia tăng, sốt xuất huyết duy trì ở mức thấp

(PNTĐ) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, từ ngày 28/3 đến 4/4, số ca mắc sởi và tay chân miệng tại thủ đô tiếp tục gia tăng. Dịch sởi bùng phát trên diện rộng với 206 trường hợp tại 30 quận, huyện, trong khi số ca tay chân miệng đạt 203 ca, tăng so với tuần trước. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành Y tế Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp giám sát, khoanh vùng và xử lý kịp thời nhằm hạn chế lây lan.
Bài 1: Y tế cơ sở - nhiều đổi mới nhưng người dân vẫn chưa “mặn mà“

Bài 1: Y tế cơ sở - nhiều đổi mới nhưng người dân vẫn chưa “mặn mà“

(PNTĐ) - Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của đất nước với kỳ vọng bứt phá về tăng trưởng kinh tế. Đối với ngành Y tế, một vấn đề bức thiết đặt ra là làm sao để nâng cao hơn nữa hiệu quả, năng lực của y tế cơ sở, cũng như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế ngay tại địa phương…