Chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng

ThS.BS Cấn Thị Thu Hằng (Bệnh viện Bạch Mai)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hoá, rối loạn hấp thu nặng hoặc có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị.

Chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Int

Để nâng cao hiệu quả điều trị ở người bệnh, việc điều chỉnh, thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống có thể làm giảm các triệu chứng. Theo đó, chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đầy đủ năng lượng và cân đối các chất dinh dưỡng, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: B12, axit folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg.

Thực phẩm nên dùng: Các loại thức ăn có chứa tinh bột ít mùi vị và dễ tiêu như cơm, bánh mì, hoặc là các loại cháo, khoai củ nấu, hoặc luộc chín kỹ. Nhóm chất đạm như thịt lợn nạc, cá nạc, đặc biệt nên dùng dưới dạng chế biến như luộc, hấp, kho để dễ hấp thu. Người bệnh nên ăn đa dạng, đặc biệt chọn các loại rau củ non, ưu tiên họ cải (cải bắp, củ cải, hoặc rau cải); đồng thời sử dụng các loại dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt như là dầu từ hạt hướng dương, dầu vừng, hoặc dầu hạt cải, hoặc dầu đậu nành...

Thực phẩm hạn chế dùng: Các loại thịt nguội đã chế biến sẵn như dăm bông, lạp xưởng, xúc xích. Các loại thức ăn cứng, dai như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ (rau già, rau cần...) quả xanh sống... Gia vị, giấm tỏi, tiêu ớt, hoặc các loại dưa cà muối, hành muối. Tránh các loại quả chua mạnh (tránh hoàn toàn khi đang loét tiến triển), các loại quả dầm, muối chua; các loại nước có gas, chè, cà phê đậm đặc.

Thực phẩm không nên dùng: Các loại nước uống có cồn như bia, rượu. Thuốc lá.

Ngoài ra, với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, thực phẩm nên chế biến dạng mềm, nhừ dễ tiêu hóa, hấp thu; nên ăn ngay sau khi chế biến và nhiệt độ món ăn nên ở 40-500C. Chia 4-6 bữa/ngày, không nên ăn quá no hoặc quá đói. Duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát căng thẳng, ăn uống sinh hoạt điều độ, vận động thể lực hợp lý. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Nghĩa tình từ hậu phương đến nơi đầu sóng

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Nghĩa tình từ hậu phương đến nơi đầu sóng

(PNTĐ) - Tháng Bảy, khi miền Bắc vẫn ngập trong cái nắng gay gắt, đoàn công tác gồm 35 cán bộ y tế của BV Phụ sản Hà Nội, do TS. BSCKII Mai Trọng Hưng - Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn đã lặng lẽ lên đường từ Thủ đô, mang theo trang thiết bị y tế hiện đại, tay nghề chuyên môn cao và cả tấm lòng của hậu phương. Điểm đến lần này là Vùng 4 Hải quân - khu đô thị Căn cứ Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Bệnh viện Hữu Nghị khám, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 đối tượng chính sách tại Lào Cai

Bệnh viện Hữu Nghị khám, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 đối tượng chính sách tại Lào Cai

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), ngày 19/7/2025, Bệnh viện Hữu Nghị phối hợp với Trung tâm Truyền hình Nhân đạo – Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công tại phường Nghĩa Lộ, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Hà Nội yêu cầu ngành y tế sẵn sàng ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn bệnh viện và người bệnh

Hà Nội yêu cầu ngành y tế sẵn sàng ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn bệnh viện và người bệnh

(PNTĐ) - Ngày 21/7, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế, bệnh viện, trung tâm y tế và trạm y tế phường, xã trên địa bàn thành phố, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (tên quốc tế là Wipha).
Sốt xuất huyết tăng mạnh, chuyên gia khuyến cáo tiêm vắc xin để phòng biến chứng nặng

Sốt xuất huyết tăng mạnh, chuyên gia khuyến cáo tiêm vắc xin để phòng biến chứng nặng

(PNTĐ) - Cả nước đang bước vào mùa cao điểm dịch sốt xuất huyết với tốc độ lây lan nhanh, số ca mắc và ca nặng nhập viện tăng mạnh. Đáng lo ngại, chủng virus DEN-2 đang chiếm ưu thế. Loại virus này thường liên quan đến các đợt bùng phát lớn, có khả năng gây biến chứng nặng, thậm chí tử vong. Trong bối cảnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa chủ động và hiệu quả nhất hiện nay.