Còn nhiều việc phải làm vì Vũ Bằng

Chia sẻ

PNTĐ-Nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Vũ Bằng, sáng 20/12, Hội Nhà văn đã tổ chức lễ kỷ niệm để tưởng nhớ về ông, một tên tuổi lẫy lừng của văn học Việt Nam...

 
Còn nhiều việc phải làm vì Vũ Bằng  - ảnh 1
Trả Vũ Bằng về đúng vị trí mà ông xứng đáng là việc cần làm của hậu thế
 
Cuộc đời sóng gió
 
Nhà văn Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác như Tiên Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Hoàng Thị Trâm… (sinh ngày 3/6/1913, mất ngày 7/4/1984) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam. Ông có sở trường viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký… Ông thuộc dòng họ túc nho Vũ Hồ, quê gốc đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, nay là Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên theo giáo sư Phong Lê: “Chúng ta cần ghi nhận và tôn vinh ông thuộc trong số người hiếm hoi đã để lại một sự nghiệp gắn với cốt cách thanh lịch, văn minh của người Tràng An – kết tinh vẻ đẹp hồn Việt”.
 
Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn để làm báo và hoạt động tình báo. Tuy nhiên, một thời gian dài Vũ Bằng và gia đình ông âm thầm chịu tiếng nhà văn “dinh tê, về thành”, nhà văn “quay lưng lại với kháng chiến”, là “di cư vào Nam theo giặc”. Phải đến năm 2000, ông mới được minh oan khi Nhà nước công nhận là chiến sỹ tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được truy tặng Huân chương kháng chiến. Năm 2007, ông được truy tặng “Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật” cho cụm tác phẩm “Vũ Bằng toàn tập”.
 
Chia sẻ trong tham luận tại lễ kỷ niệm nhà thơ Vũ Quần Phương viết: “Cõi lòng chịu đựng thương nhớ vì nghĩa lớn của ông lẽ ra phải được đền đáp trong những ngày đất nước đoàn viên tháng 4/1975. Chúng tôi chưa được đọc những dòng vui tay bắt mặt mừng, hả dạ hả lòng trong những ngày tháng ấy. Và chẳng còn bao giờ được đọc. Ông là người cách mạng nhưng ngày cách mạng thành công, ông lại lầm lũi đi về những người của bên thua cuộc. Mọi việc giờ đây đã sáng tỏ. “Trăm năm danh tiết cũng vì đêm này”. Chỉ tiếc cái đêm nay đã đến với ông quá muộn mằn, 25 năm sau khi đất nước đoàn viên, ông mới được đoàn viên trọn vẹn. Nhưng dẫu thế, trong hành xử phần đời nhiều khi không như ý, thì trong lòng người cảm nhận văn chương bao giờ cũng công bằng, ơn nghĩa. Đâu có chuyện vàng thau lẫn lộn”.
 
Một sự nghiệp văn chương lớn
 
Hơn 70 năm cầm bút, nhà văn Vũ Bằng đã để lại hàng chục tác phẩm văn chương trong đó có nhiều tác phẩm sáng giá, một số tác phẩm khảo cứu, một số sách phổ biến kiến thức đại trà và con số lên đến hàng ngàn bài báo lớn, nhỏ.  Đặc biệt với “cái ăn” ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai (hồi ký, 1972).
 
Nhà văn Vũ Bằng đã để lại một số lượng tác phẩm khổng lồ. Với giọng điệu gần gũi với đời sống. Giữa thời đất nước bị thực dân xâm lược và họa đế quốc xâm lăng, Vũ Bằng ít nhiều giữ cho mình được một cốt cách của kẻ sỹ. Chỉ riêng việc ông và gia đình nhận làm nơi chuyển thư bí mật giữa hai miền giữa thời kỳ ngặt nghèo khi đất nước bị chia cắt, cũng khiến chúng ta phải xúc động. Theo nhà văn Nguyễn Quốc Trung: “Ở một cấp độ nào đó, Vũ Bằng đã góp phần chứng minh rằng người trí thức chân chính bao giờ cũng đứng về đất nước, về nhân dân. Có thể một ai xem đây là nghịch lý, nhưng là điều có thực trong tâm thế người cảm thụ văn chương của một đất nước mà tình yêu tổ quốc được đặt lên hàng đầu”.
 
Mặc dù có tầm ảnh hưởng lớn trong suốt một thời kỳ nhưng thực tế hiện nay, các tác phẩm đặc biệt là các bài báo chí của nhà văn Vũ Bằng vẫn chưa được sưu tập một cách đầy đủ và có sự đầu tư nhất định. Theo nhà văn Văn Giá: “Tầm vóc Vũ Bằng vẫn chưa được hình dung và được đánh giá đúng mức trong trong giới văn chương, báo chí chứ chưa nói đến đời sống dân sự. Thời gian không đợi chúng ta. Công việc sưu tầm các tác phẩm tư liệu về nhà văn Vũ Bằng nói riêng và các nhà văn Việt Nam nói chung, đặc biệt là các nhà văn lớp trước hiện đang đặt ra một cách cấp bách. Với Vũ Bằng hậu thế chúng ta đang còn có quá nhiều việc để trả ông về đúng vị trí, tầm vóc mà ông xứng đáng được tôn vinh trong sự nghiệp văn chương, báo chí và văn hóa của dân tộc”.

Hoàng Minh – Đức Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Nữ GenZ với mong muốn mang tài năng của mình giúp ích cho cuộc đời

Nữ GenZ với mong muốn mang tài năng của mình giúp ích cho cuộc đời

(PNTĐ) - Lọt vào top 25 Hoa hậu Thế giới Việt Nam và là Hoa hậu tuổi teen châu Á năm 2019, nhưng Phan Anh Thư không bước chân vào làng giải trí mà theo đuổi con đường hội họa, trở thành họa sĩ trẻ. Cô từng chia sẻ: "Tôi nghĩ mình có nhiều con đường để đạt được mục đích sau cùng. Tuy nhiên con đường tôi cảm thấy tốt nhất, hạnh phúc nhất là vẽ tranh, làm việc góp sức cho cộng đồng".
Minh chứng về sự kế thừa thành công của gia đình truyền thống nghệ thuật

Minh chứng về sự kế thừa thành công của gia đình truyền thống nghệ thuật

(PNTĐ) - Từ 20-25/4/2024, 100 tác phẩm hội hoạ đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến sẽ được trưng bày tại triển lãm “Kỷ niệm và trải nghiệm: 100 tác phẩm nghệ thuật từ họa sĩ Văn Chiến”. Đây không chỉ là một triển lãm sưu tầm các bức tranh, tác phẩm nghệ thuật như thông thường, mà còn là buổi triển lãm được đúc kết từ khát vọng tôn vinh di sản nghệ thuật của cha, cũng như gìn giữ giá trị văn hoá.
Khi “Mỗi đứa trẻ là một triết gia“

Khi “Mỗi đứa trẻ là một triết gia“

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024, nhân dịp bộ sách "Thưởng thức triết học" ra mắt độc giả Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".