Cho thuê xe đạp công cộng tại Hà Nội: Chuyện của tương lai!

Chia sẻ

PNTĐ-Theo nhiều chuyên gia, dùng xe đạp với tham vọng giảm phương tiện cá nhân, giảm áp lực giao thông cho Hà Nội là điều… xa vời.

 
Cho thuê xe đạp công cộng tại Hà Nội: Chuyện của tương lai! - ảnh 1
Dùng xe đạp giảm áp lực giao thông trong điều kiện hiện nay
là chưa phù hợp
 
Điểm nhấn mới trên đường phố Hà Nội
 
Tuy mới chỉ là đề án đang được Sở GTVT Hà Nội hoàn thiện nhưng đã có một vài công ty, đơn vị “đặt gạch”, nhắm đến dịch vụ hứa hẹn sẽ đắt khách khi mà du lịch HN được đánh giá là khởi sắc. Ông Đỗ Xuân Thủy - TGĐ Công ty cổ phần Đồng Xuân kỳ vọng, trước mắt xe đạp sẽ giúp giải quyết một phần bài toán môi trường và ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội. Mức giá cho thuê mà công ty dự kiến đưa ra sẽ hợp lý, phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng, từ học sinh, sinh viên, công nhân viên chức đến khách du lịch. Để thực hiện tốt vai trò là một “mắt xích” quan trọng trong hệ thống giao thông công cộng, các điểm cho thuê xe đạp sẽ được bố trí gần các nhà ga, bến xe, trạm trung chuyển xe buýt, xe điện, đặc biệt là các khu vực có hoạt động du lịch phát triển như khu phố cổ.
 
Theo ông Thủy, đi bộ và đi xe đạp là 2 loại hình không thể thiếu trong vận tải công cộng ở các nước phát triển. Trong giai đoạn đầu, công ty sẽ thí điểm đầu tư 250 xe trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, cho thuê xe đạp theo giờ bằng thẻ điện tử. Những chiếc xe đạp cho thuê sẽ đảm bảo có hình thức đẹp, bắt mắt, độ bền cao, trở thành điểm nhấn mới trên đường phố HN. “Nhiều người cho rằng xe đạp không thích hợp cho cuộc sống hiện đại nhưng tại các thành phố lớn trên thế giới, xe đạp là phương tiện giao thông giải quyết được những vấn đề phát triển bền vững, rèn luyện sức khỏe và giải pháp di chuyển kinh tế”.
 
Trong tương lai gần, đường phố HN cũng sẽ giống thủ đô các nước châu Âu, sẽ có nhiều xe đạp công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại chính đáng của người dân sau khi đi hết chặng xe buýt, xe điện… Ông Nguyễn Hoàng Linh – PGĐ Sở GTVT HN cho biết thêm: “Việc thí điểm đề án sẽ thực hiện từ vành đai 1 trở vào. Sở sẽ thực hiện việc xã hội hóa, để các doanh nghiệp cùng tham gia, yêu cầu phương tiện phải đảm bảo tiêu chuẩn, giá thuê hợp lý”.
 
Dùng phương tiện gây ùn tắc để giải quyết ách tắc giao thông?
 
Xe đạp là phương tiện gọn nhẹ, hội tụ rất nhiều ưu điểm: tốt cho sức khỏe, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm xăng dầu, tốc độ hạn chế nên an toàn hơn những phương tiện khác; hứa hẹn sẽ nhận được sự hưởng ứng của nhiều người dân. Thế nhưng, với đặc điểm hạ tầng giao thông như hiện nay tại Hà Nội thì ý tưởng khuyến khích dùng xe đạp để giảm phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông là chưa phù hợp. Càng không khả thi khi cho xe đạp ồ ạt đi vào phố cổ.
 
PGS-TS Nguyễn Văn Thụ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý GTVT TP Hà Nội dẫn chứng, từ những năm 1970, Hà Nội được báo nước ngoài gọi là Thủ đô của xe đạp. Lúc đó, xe đạp đã là “điểm nhấn” trên đường phố Thủ đô. Những năm 1980-1990, xe đạp phát triển ồ ạt, được xem là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông.
 
Với một Thủ đô có mật độ dân số đông nhất nhì cả nước, khuyến khích dùng xe đạp có khi dẫn đến ách tắc nhiều hơn. Xe đạp chiếm ít diện tích nhưng lại đi rất chậm, dưới 20km/h. Trong khi xe máy đi tốc độ 30-40km/h còn tắc, huống hồ xe đạp! Để có được văn hóa đi xe đạp, chúng ta phải xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng thân thiện với xe đạp. Cho xe đạp đi chung với các phương tiện khác rất nguy hiểm, phải có đường để xe đạp di chuyển hoặc chạy song song với đường ôtô, xe máy. Cơ quan, trường học, bệnh viện, siêu thị... phải quy hoạch để xe đạp di chuyển thuận tiện nhất và dành diện tích để giữ xe.
 
Ở các nước châu Âu, cùng với xe đạp là mạng lưới giao thông hiện đại như tàu điện ngầm, xe buýt điện,… có thể hỗ trợ cho người dân khi phải đi với tốc độ nhanh, đảm bảo lịch trình thông suốt. Điều này không riêng gì Hà Nội mà cả 5 TP lớn hoàn toàn chưa đáp ứng được. Chưa kể khi phát triển thêm xe đạp công cộng, cơ quan chức năng sẽ phải tính thêm bài toán quy hoạch bến bãi. Đây là điều vô cùng khó khăn hiện nay, nhất là ở thành phố “tấc đất tấc vàng” như Hà Nội.

Lê Bích

Tin cùng chuyên mục

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Vừa qua, các đơn vị thuộc Công an huyện Đông Anh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thuộc BCĐ 197 các xã, thị trấn đồng loạt tổ chức lễ ra quân đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn huyện trong đợt cao điểm bảo vệ Sea Games 31 tại trụ sở Công an huyện.
Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Sáng ngày 9/5/2022, Trung tướng Nguyễn Hải Trung- Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị trực tuyến và trực tiếp quán triệt Nghị quyết số 09 ngày 03/3/2022 của Đảng uỷ Công an Thành phố về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

Sáng 8/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình”. Lễ ra quân được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện trên phạm vi cả nước.