Phòng chống bạo lực đối với người bán dâm

Chia sẻ

PNTĐ-Theo nghiên cứu, phụ nữ bán dâm chịu nhiều hình thức bạo lực như: Bị chủ chứa, bảo kê, khách hàng, chồng - bạn tình, đánh đập, cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng hiếp tập thể…

 
“Bạo lực giới đối với phụ nữ bán dâm - Thực trạng và giải pháp” là chủ đề của hội thảo vừa được Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ-TBXH phối hợp với Tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Đây là hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bạo lực đối với người bán dâm.
 
 Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kết quả nghiên cứu về vấn đề bạo lực giới đối với phụ nữ bán dâm tại Hà Nội do Viện Nghiên cứu về xã hội và phát triển (ISDS) tiến hành. Theo đó, thành phần phụ nữ bán dâm tại Hà Nội đa dạng và phức tạp. Trong khoảng 3.000 phụ nữ bán dâm, đa phần là phụ nữ di cư từ các tỉnh khác. Độ tuổi trung bình của phụ nữ bán dâm tại đây đang được trẻ hóa. Nghiên cứu cũng chỉ ra, phụ nữ bán dâm chịu nhiều hình thức bạo lực như: Bị chủ chứa, bảo kê, khách hàng, chồng - bạn tình, đánh đập, cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng hiếp tập thể, không cho sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục…  
 
  Thực trạng này khiến đối tượng phụ nữ bán dâm bị tổn thương về thể chất; dễ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và luôn ở trong tâm trạng bất an,  tuyệt vọng. Bị bạo lực dưới nhiều hình thức, nhưng đa số phụ nữ mại dâm không dám đứng lên tố cáo do nhiều nguyên nhân, trong đó có các vấn đề chính sách như phòng chống bạo lực giới đối với nhóm phụ nữ bán dâm ở Việt Nam chưa được chú ý; hiện vẫn còn khoảng trống trong chính sách về phòng chống, ngăn ngừa bạo lực giới nói chung và bạo lực tình dục nói riêng đối với phụ nữ mại dâm.
 
Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định hoạt động mại dâm là bất hợp pháp, đồng thời cũng khuyến nghị giải pháp như: hỗ trợ người mại dâm có kỹ năng chủ động bảo vệ mình; cần có cơ chế bảo vệ, lập đường dây nóng để chị em gọi đến tìm hỗ trợ khi bị bạo lực…  
 
Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.