Công chức Hà Nội hướng đến ngôn ngữ chuẩn

Chia sẻ

PNTĐ-Sở Văn hóa&Thể thao Hà Nội vừa trình UBND TP.Hà Nội Dự thảo Quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội...

 
Sở Văn hóa&Thể thao Hà Nội vừa trình UBND TP Hà Nội Dự thảo Quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội. Trong đó, có một quy định đang gây tranh cãi là công chức Hà Nội không được nói ngọng, dùng ngôn ngữ địa phương
 
Công chức Hà Nội hướng đến ngôn ngữ chuẩn - ảnh 1
Theo Dự thảo, công chức làm việc tại Hà Nội
không được nói ngọng
 
Theo ông Ngô Văn Nam, Trưởng phòng Nếp sống Văn hóa gia đình (Sở VH&TT Hà Nội): thực tế, năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức của TP rất tốt nhưng lại hạn chế trong kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin, từ đó dẫn đến những vụ việc không đáng có xảy ra thời gian qua. Do vậy, Dự thảo Quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức… nhằm khuyến cáo để cán bộ, công chức phấn đấu khi phát ngôn, kể cả khi người dân đến cơ quan trao đổi công việc bức xúc với mình, cán bộ, công chức cũng phải hết sức kềm chế, điềm đạm. Đã là công chức, thì không thể bẳn gắt, nói một cách vô trách nhiệm trước công chúng được.
 
Tuy nhiên, phần đa ý kiến đều cho rằng, dù không ép buộc thực hiện nhưng Dự thảo khó khả thi bởi Hà Nội là đất “kẻ chợ”, những người Hà Nội gốc nhiều đời không nhiều. GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, người Hà Nội gốc xưa từ một làng chài nằm phía trong sông Hồng, ngay vua Lý Công Uẩn về Hà Nội từ hàng ngàn năm trước cũng là người Ninh Bình. Vả lại, Thủ đô, đất anh kiệt tứ phương hội tụ rất khó để quy định công chức không dùng tiếng địa phương khi làm việc được. Theo GS Thuyết, quy định này chỉ nên quy chuẩn ở trong văn viết.
 
GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam cũng lo ngại quy định khó khả thi vì không ít cán bộ, công chức, người lao động đang làm việc tại các cơ quan của TP Hà Nội đến từ nhiều địa phương. GS Thịnh đề nghị chỉ nên khuyến khích công chức hạn chế dùng ngôn ngữ địa phương và phải thực hiện dần dần chứ không thể làm ngay.
 
Nhà văn Sương Nguyệt Minh cho rằng, việc yêu cầu công chức không được nói ngọng là đúng, vì việc biểu đạt ngôn ngữ nếu không chuẩn về mặt chữ viết sẽ làm sai lệch ý nghĩa của từ, nói ngọng có thể khiến người nghe hiểu sai ý nên cần phải sửa. Nhưng sẽ khó khi yêu cầu mọi người ở các vùng quê đều “nói giọng Hà Nội”. “Giọng nói đã gắn với người ta bao nhiêu năm, thay đổi đâu có dễ. Còn nếu nhất nhất buộc mọi vùng quê phải nói giọng Hà Nội thì phải học? Vậy ai sẽ là là người tập huấn, ai là người uốn nắn để chỉnh sửa cho họ?”, nhà văn Sương Nguyệt Minh bày tỏ.
 
Tuy nhiên, theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội, Viện Xã hội học Hà Nội, về mặt lý thuyết quy định này là đúng bởi hướng tới tiêu chí khuyến khích, đề cao mọi người sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực. Tuy nhiên, cần chọn cách thực hiện sao cho khả thi.
 
 Theo TS Bình, Hà Nội có thể tính đến phương án mở lớp cho cán bộ rèn luyện ngôn ngữ. Cán bộ bị nói ngọng cần có ý thức tập luyện để sửa lỗi và nếu chịu khó tập thì có thể sửa được. Ngoài ra, từ khâu tuyển chọn cán bộ, đặc biệt các vị trí quan trọng, thường xuyên giao tiếp với công chúng, các cơ quan cần đặt ra yêu cầu cán bộ đó phải nói ngôn ngữ chuẩn.

Nguyễn Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Global Junior Fashion Week 2025 - Lan tỏa thông điệp về thời trang thân thiện với môi trường

Global Junior Fashion Week 2025 - Lan tỏa thông điệp về thời trang thân thiện với môi trường

(PNTĐ) - Global Junior Fashion Week 2025 - tuần lễ thời trang trẻ em với sự tham gia của các nhà thiết kế đến từ Hà Nội, lan tỏa thông điệp về thời trang bền vững, truyền cảm hứng về trách nhiệm xã hội đến thế hệ trẻ. Mỗi BST, mỗi tiết mục trình diễn là 1 nốt nhạc trong bản giao hưởng của thiên nhiên, mang theo thông điệp về sự sống và niềm hy vọng cho tương lai xanh, tạo nên 1 bản giao hưởng trọn vẹn.
Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

(PNTĐ) -Tối 30/6, đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025 đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vượt qua 20 thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành, Nguyễn Thị Thưa - cán bộ đang công tác tại Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) - đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất: Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025. Câu nói ấn tượng của Nguyễn Thị Thưa trong phần ứng xử đã chiếm được cảm tình của nhiều người là: Nếu có cơ hội, tôi muốn lan tỏa thông điệp rằng: “Phụ nữ có thể làm được mọi thứ, nếu bạn tin rằng mình xứng đáng”.