Chính quyền chưa “mạnh tay” xử lý

Chia sẻ

PNTĐ- Nhiều năm qua, tại phường Trung Văn tồn tại các xưởng tái chế phế liệu với quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Đáng nói, các xưởng này nằm xen lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường.

 
Nhiều năm qua, tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm tồn tại các xưởng tái chế phế liệu, sản xuất dây thừng thủ công với quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Điều đáng nói, các xưởng này nằm xen lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cháy nổ. Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để.
 
Chính quyền chưa “mạnh tay” xử lý - ảnh 1
Lò đốt gây ô nhiễm môi trường từ một xưởng tái chế nhựa sát cạnh nhà chị Phạm Thu Hiền, phường Trung Văn

 
Khắp các ngõ xóm của phường Trung Văn là những bãi tập kết phế liệu, rác thải gây tình trạng nhếch nhác, bụi bẩn. Trong đó tại tuyến đường chính của phường Trung Văn, ngõ 164 Phùng Khoang, xe tải trở phế liệu đi lại thường xuyên không được che chắn khiến rác thải rơi rớt ra đường. Trời nắng, rác theo gió cuốn bụi mù. Trời mưa, nước thải tràn ra đường, mùi tanh hôi bốc lên nồng nặc. 
 
Nguyên liệu để làm ra các sản phẩm như túi nilon, ống hút, dây thừng là các loại túi nilon, bao dứa, chai nhựa. Sau đó, phế liệu được bằm nhỏ, rửa sơ qua, cho vào máy nghiền, đốt nóng chảy thành nhựa, xử lý thành hạt nhựa nilon. Cuối cùng, hạt nhựa sẽ được cho vào máy rút sợi, máy thổi để ra thành phẩm. Trong suốt quá trình tái chế phế liệu, chất thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường. Các lò đốt nhựa hoạt động suốt ngày đêm, “nhả khói” đầu độc bầu không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân.
 
Chị Phạm Thu Hiền, phố Đại Linh, phường Trung Văn cho biết, gia đình chị nhiều năm qua phải hít thứ khói khét lẹt do việc đốt phế phẩm từ nilon của 3 xưởng sản xuất nhựa bên cạnh nhà. Ngoài ra, quá trình sản xuất nhựa còn còn sinh ra những hạt bụi màu siêu nhẹ. Thứ bột siêu nhẹ này khi bám vào các đồ vật sẽ không thể cọ rửa được. Chị Hiền và gia đình hầu như tháng nào cũng phải đi khám các bệnh về đường hô hấp. Còn ông Phạm Xuân Thùy, phường Trung Văn cho biết, tiếng ồn từ máy rửa phế liệu, máy băm, máy đùn tạo hạt, máy thổi... tạo nên một thứ âm thanh hỗn độn, chát chúa bất kể ngày đêm.
 
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của người dân, việc tồn tại những điểm tập kết nguyên vật liệu tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Cũng theo người dân cho biết, cuối tháng 12/2016, một xưởng tái chế đồ nhựa, túi nilon nằm trong ngõ 80, phường Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội đã bị cháy. Nguyên nhân được xác định do công nhân đốt rác trong xưởng.
 
Rất may, công nhân đã kịp dập lửa nên không có thiệt hại về người. Riêng xưởng sản xuất của ông Nguyễn Văn Khỏe (ngõ 59, phường Trung Văn) từ đầu năm 2018 tới nay đã xảy ra 4 vụ cháy. Gần đây nhất vào trung tuần tháng 7, ngọn lửa từ một khu xưởng mà hộ gia đình này thuê đã bốc cao tới gần tầng 2 nhà chị Hiền và các hộ lân cận khiến người người dân vô cùng hoảng sợ và bức xúc.
 
Ông Đặng Quốc Hùng - Phó chủ tịch phường Trung Văn cho biết, khu vực tổ dân phố số 17, 18 Trung Văn từ nhiều năm nay tập trung nhiều xưởng thu mua, phân loại phế liệu, tái chế nhựa và sản xuất dây thừng. Trên địa bàn phường hiện có khoảng 33 hộ sản xuất tái chế với mô hình hộ gia đình. Ông Hùng cũng thừa nhận, việc xử phạt những cơ sở sản xuất chưa thực sự quyết liệt, mới chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính. “Phường cũng đang tích cực tuyên truyền để các hộ sản xuất nâng cao ý thức, tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường cũng như an toàn cháy nổ, không đốt, chôn vùi phế liệu bừa bãi ra môi trường, giảm lượng chất thải ra môi trường”.
 
Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu việc xử lý của chính quyền chỉ dừng lại ở nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân làm nghề trong việc bảo vệ môi trường sẽ khó đạt hiệu quả. Vì thế, chính quyền địa phương cần có hướng xử lý mạnh tay hơn để các hộ sản xuất phải tuân thủ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn cháy nổ. Việc “bà hỏa” liên tiếp ghé thăm các cơ sở tái chế, sản xuất nhựa trên địa bàn phường Trung Văn thời gian qua đã khiến người dân nơm nớp lo sợ cho tính mạng của gia đình mình.
 
Nếu chính quyền không có những giải pháp mạnh tay kịp thời thì nguy cơ cháy từ những nhà xưởng như thế này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần có những giải pháp đầu tư hữu hiệu, hỗ trợ thích đáng giúp người dân làm nghề có điều kiện chuyển đổi sang phương thức sản xuất hiện đại, an toàn hơn.
 
 
Hà My

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.