Quận Nam Từ Liêm: Kiểm soát thực phẩm bằng xét nghiệm nhanh

Chia sẻ

PNTĐ-Thời gian qua, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã triển khai thành lập trạm xét nghiệm nhanh ATTP tại các chợ trên địa bàn quận.

 
Đây là cách làm mới nhằm kịp thời phát hiện, tiêu hủy số thực phẩm có nguy cơ không an toàn trước khi cung ứng ra thị trường, tránh cho hàng ngàn người dân nguy cơ nhiễm độc từ thực phẩm bẩn.
 
Quận Nam Từ Liêm: Kiểm soát thực phẩm bằng xét nghiệm nhanh  - ảnh 1
Thực phẩm bẩn tại các chợ là mối đe dọa đối với người tiêu dùng

 
Theo số liệu thống kê, Hà Nội hiện có 454 chợ các loại, gồm 15 chợ hạng 1; 65 chợ hạng 2; 311 chợ hạng 3; 63 chợ chưa phân hạng. Các chợ trên đang cung cấp khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn.
 
Theo lãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội, qua công tác kiểm tra thực tế việc bảo đảm vệ sinh ATTP ở các chợ đầu mối cho thấy, lượng hàng hóa bán ở các chợ tương đối lớn, nhưng phần lớn sản phẩm đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, mà tiểu thương chỉ ghi chép sổ sách lượng hàng hóa nhập về bán. Đáng chú ý là một số vấn đề liên quan đến quản lý ATTP, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm gây không ít khó khăn cho người sản xuất, tạo lo lắng cho người tiêu dùng. 
 
Năm 2016, Đảng ủy - HĐND - UBND quận Nam Từ Liêm đã chỉ đạo Phòng Y tế, Phòng Kinh tế thí điểm triển khai mô hình trạm xét nghiệm nhanh tại các chợ của 10 phường. Theo đó, quận đã đầu tư và đưa vào sử dụng một số thiết bị hiện đại để phát hiện những sản phẩm thực phẩm không an toàn để kịp thời có kế hoạch ngăn chặn và tiêu hủy.
 
Cụ thể, phương pháp tiến hành xét nghiệm sẽ có 2 công đoạn. Công đoạn 1 xét nghiệm nhanh. UBND quận Nam Từ Liêm sử dụng bộ test nhanh của Bộ Công An và thực hiện 10 loại test: dư lượng thuốc trừ sâu, hàn the, foocmol, phẩm màu. Công tác này được tiến hành tại trạm xét nghiệm tại các chợ, được thực hiện bởi cán bộ y tế khoa Vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm y tế quận, trạm y tế phường (đã được tập huấn và cấp chứng chỉ).
 
Công đoạn 2 là xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm (định lượng) đối với các nhóm thực phẩm phục vụ việc truy xuất nguồn gốc, giám sát ngẫu nhiên hoặc trên cơ sở kết quả dương tính của xét nghiệm nhanh. Ngân sách thực hiện việc thí điểm này lấy từ nguồn xử phạt vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận.
 
 Đây là mô hình đầu tiên được áp dụng tại thành phố Hà Nội. Từ năm 2016 đến nay, hoạt động của trạm xét nghiệm nhanh đã cảnh báo, nâng cao ý thức trách nhiệm cho các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm về việc phải tìm hiểu và lựa chọn nguồn gốc an toàn thực phẩm. Cụ thể, kết quả xét nghiệm nhanh các đoàn kiểm tra quận Nam Từ Liêm thực hiện năm 2016 (có tới 25% số mẫu xét nghiệm nhanh dương tính.
 
Kết quả năm 2017, triển khai thí điểm xét nghiệm nhanh an toàn thực phẩm tại các chợ: 248/11667 mẫu dương tính, đặc biệt phát hiện 210/3323 mẫu rau củ quả dương tính với dự lượng thuộc trừ sâu. Việc phát hiện trực tiếp các mẫu dương tính để tiêu hủy đã tránh cho hàng nghìn người dân không sử dụng các sản phẩm thực phẩm nguy cơ không an toàn. 
 
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm cho biết thêm, trong quá trình triển khai công tác trên, Quận đã nhận được sự đồng thuận và phối hợp của các phường. 10/10 phường đề xuất tiếp tục triển khai mô hình xét nghiệm nhanh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Từ những kết quả tích cực từ việc thí điểm, ngày 24/7/2018, Quận đã có Quyết định số 3032/QĐ - UBND phê duyệt đề án “Đề án kiểm soát thực phẩm bằng xét nghiệm nhanh, xét nghiệm Labo tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 - 2020”.
 
Để thực hiện đề án, trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vừa qua, quận đã giao các phường chi tiêu xét nghiệm nhanh thực phẩm Tết âm lịch tại các chợ trên địa bàn Quận. Theo đó, đoàn kiểm tra của phường đã tập trung vào các mặt hàng: rau cải xoong, rau muống, dưa chuột, táo, lê, nho, xoài, ổi, dâu tây, giò chả sống chín, chả cốm, thịt bò khô, kim chi, cơ sở làm dấm chai, bánh phở, mực ống, các thu, cá nục, tôm… Kết quả báo cáo của các phường được Quận tổng hợp trong tháng 2/2019. 
 
Tuệ Liên

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.