Phụ nữ đi làm nhiều hơn có thể thúc đẩy kinh tế tăng 35%

Chia sẻ

PNTĐ-Đó là khẳng định của Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, trong cuộc phỏng vấn tờ Guardian (Anh) nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Theo người đứng đầu IMF, tuyển dụng nhiều phụ nữ hơn và xử lý tình trạng phân biệt giới tính ở nơi làm việc là chìa khóa để nền kinh tế thế giới giàu hơn, bình đẳng hơn và ít bị ảnh hưởng hơn bởi sụp đổ tài chính. Bà Lagarde cho rằng một số quốc gia có thể tăng quy mô nền kinh tế lên tới 35% nếu họ bỏ các luật phân biệt đối xử và tận dụng kỹ năng của phụ nữ.
 
Bà Lagarde hoan nghênh thành công của phong trào #MeToo nhưng nói thêm rằng giải quyết nạn quấy rối tình dục là một phần của một vấn đề lớn hơn. Bà nói: “Quấy rối tình dục chỉ là bề nổi. Bạo lực chống lại phụ nữ vẫn là vấn đề lớn và chúng ta không chỉ nói về các nước thu nhập thấp. Vấn đề này có ở mọi xã hội”.
 
Bà Lagarde đã coi việc trao quyền cho phụ nữ là một mục tiêu chủ chốt của IMF từ khi bà gia nhập tổ chức này năm 2011, nhưng bà sợ phong trào #MeToo có thể gây ra phản ứng ngược với phụ nữ. Bà nói: “Tôi lo rằng các công ty sẽ không tuyển dụng phụ nữ vì rủi ro chính trị, vì họ nghĩ phụ nữ hoặc người thiểu số có thể gây rắc rối và họ sẽ tuyển người khác. Tôi chưa thấy điều đó xảy ra nhưng tôi đang theo dõi”.
 
Theo bà, thông điệp phụ nữ có ích cho nền kinh tế sẽ cần thời gian để lan truyền. 88% quốc gia hạn chế phụ nữ tại nơi làm việc dưới dạng hiến pháp hay luật. Một số nước cấm phụ nữ làm một số công việc cụ thể, 59 nước không có luật chống quấy rối tình dục nơi làm việc và 18 nước cấm phụ nữ làm việc.
 
Hiện nay, ngoài việc cung cấp các nghiên cứu, IMF đã bắt đầu hối thúc quốc gia thành viên áp dụng các chính sách trao quyền cho phụ nữ, ví dụ như kêu gọi Ấn Độ nâng cao điều kiện giao thông để phụ nữ đi làm dễ dàng hơn, hay kêu gọi Maroc thay đổi Luật Thừa kế.
 
 
Nhật Huy (theo Guardian)

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.