Dinh dưỡng giúp phòng bệnh mạn tính thường gặp

Chia sẻ

PNTĐ-Viện Nghiên cứu Phát triển y học dân tộc đã phối hợp với Hội LHPN một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn phòng chống bệnh mạn tính thường gặp...

 
Hưởng ứng chương trình “Sức khỏe Việt Nam” do Bộ Y tế phát động ,hướng tới mục tiêu chăm sóc tốt hơn sức khỏe phụ nữ, từ 22/2 - 9/3, Viện Nghiên cứu Phát triển y học dân tộc đã phối hợp với Hội LHPN một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn phòng chống bệnh mạn tính thường gặp và tặng quà có giá trị, thu hút trên 4.000 hội viên phụ nữ tham dự. Viện cũng phối hợp với các Hội, đoàn thể khác để tuyên truyền phương pháp phòng chống bệnh mạn tính ở nhiều lứa tuổi.
 
Dinh dưỡng giúp phòng bệnh mạn tính thường gặp  - ảnh 1
Một buổi tư vấn phương pháp phòng bệnh mãn tính cho hội viên phụ nữ do 
Viện Nghiên cứu Phát triển Y học dân tộc phối hợp tổ chức

 
Nguy cơ từ thói quen sống không lành mạnh
 
Thống kê cho thấy, gánh nặng từ bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh mạn tính như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính… của Việt Nam ngày một gia tăng. Trong năm 2016 cả nước có khoảng 549.000 ca tử vong các loại.
 
Trong đó, 77% tử vong là do bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh tim mạch (31%), ung thư (19%), đái tháo đường (4%) và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (6%).Việt Nam hiện có khoảng 12,5 triệu người mắc tăng huyết áp (20% người trưởng thành), trên 3 triệu người bị bệnh đái tháo đường (khoảng 4,5% người trưởng thành), trên 2 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản và mỗi năm có khoảng 125.000 ca mắc mới ung thư… Ngoài ra, bệnh về xương khớp, đường tiêu hóa… cũng đang gia tăng.
 
Nói tới hệ quả của bệnh mạn tính, trong một buổi hội thảo với chị em hội viên phụ nữ phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng ngày 2/3, ThS Nguyễn Minh Tuyến - chuyên gia của Viện Nghiên cứu phát triển y học dân tộc thông tin: Nhiều người mắc bệnh mạn tính, không chỉ gây quá tải tại các bệnh viện, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước mà còn làm tăng chi phí y tế, giảm năng xuất lao động và sản phẩm xã hội, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng do người bệnh phải điều trị suốt đời…
 
Ngoài ra, bệnh mạn tính còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, chất lượng sống của người bệnh. Nếu không kịp thời điều trị, nguy cơ cao bệnh có thể chuyển hóa thành ung thư, đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân. 
 
Nhận biết nguyên nhân gây bệnh theo Ths Minh Tuyến là rất quan trọng, bởi đó là cơ sở để người dân có cách thức phòng bệnh hợp lý. Theo đó, thói quen sống không lành mạnh: sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá; lười vận động; ô nhiễm không khí, nguồn nước; vấn nạn thực phẩm bẩn tràn lan, an toàn thực phẩm không đảm bảo… là các yếu tố hàng đầu tác động tiêu cực tới sức khỏe, tạo điều kiện cho các độc tố hình thành, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh mạn tính cho người dân ở mọi lứa tuổi. Nếu mỗi người đều có ý thức, sống lành mạnh, tích cực sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
 
Lựa chọn thực phẩm thải độc, tăng sức đề kháng
 
Chia sẻ về những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và giúp phòng ngừa bệnh mạn tính, Ths Minh Tuyến khuyên chị em phụ nữ nên lưu ý chọn và sử dụng các sản phẩm trái cây, rau củ có màu sáng như: cam, chanh, bưởi, táo… nhiều vitamin C; rau màu xanh đậm chứa nhiều sắt, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
 
Một số thực phẩm quen thuộc khác cũng rất tốt cho sức khỏe như: tỏi (có tác dụng chống oxy hoá, bảo vệ màng tế bào, chống nhiễm trùng, tăng số lượng và sức mạnh chống lại mầm bệnh của bạch cầu); trà xanh (giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và cơ thể chống lại các mầm bệnh gây nhiễm trùng); nấm (tăng sản xuất và hoạt động của các tế bào bạch huyết, làm cho chúng hoạt động tích cực hơn).
 
Đặc biệt, nghệ là một gia vị phổ biến dùng trong chế biến món ăn và rất tốt cho sức khỏe. Nghệ chứa nhiều hoạt chất curcumin giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ chữa trị các bệnh lý về dạ dày; thậm chí giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Từ năm 2008, Hội Nội khoa Việt Nam, cũng đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng trên người để nghiên cứu về tác dụng của curcumin trong việc điều trị các bệnh như: ung thư, viêm loét dạ dày, tiểu đường, tim mạch, viêm khớp, bệnh Alzheimer.
 
 
Lý Thanh 

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.