Mạng xã hội gây “Dịch bệnh lo âu” ở sinh viên Mỹ

Chia sẻ

PNTĐ-Cứ 5 sinh viên đại học Mỹ thì có một người cho biết bị rối loạn lo âu, khiến các nhà nghiên cứu gọi đó là “dịch bệnh lo âu”.

 
Mạng xã hội gây “Dịch bệnh lo âu” ở sinh viên Mỹ - ảnh 1
Sinh viên Mỹ. Ảnh minh họa

 
Kết quả sơ bộ do Viện Berkeley vì Tương lai người Mỹ trẻ cho thấy tỷ lệ sinh viên mắc rối loạn lo âu đã tăng gấp đôi từ năm 2008 và có thể gắn với tình trạng sử dụng ngày càng nhiều thiết bị kỹ thuật số, mạng xã hội và căng thẳng tài chính.
 
Ông Richard Scheffler, nhà nghiên cứu trưởng, nói: “Đây là một vấn đề xã hội lớn, phức tạp. Chúng tôi biết rằng khi tỷ lệ tăng gấp đôi trong giai đoạn 8 năm, từ 10 lên 20% thì đó có thể được gọi là một dịch bệnh”.
 
Ngay cả như vậy thì con số nghiên cứu có thể thấp hơn con số thực tế do các nhà nghiên cứu chỉ xem xét các trường hợp bị chẩn đoán hoặc được điều trị chứng lo âu. Nhiều người có thể không có phương tiện tìm kiếm giúp đỡ hoặc không tìm kiếm giúp đỡ vì những điều xấu bị gán cho tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần.
 
Để xem xét mức độ lo lâu của sinh viên đại học, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu 9 năm từ khảo sát đánh giá sức khỏe đại học quốc gia và khảo sát giới trẻ theo chiều dọc. Cả hai khảo sát đều tập trung vào thể chất, thể trạng của sinh viên. Nhóm nghiên cứu cũng phỏng vấn 30 sinh viên Đại học UC Berkeley bị chứng lo âu. Họ phát hiện ra sinh viên xuất thân từ gia đình khó khăn tài chính có nguy cơ bị rối loạn lo âu cao gần gấp 3 lần.
 
Điều đáng lo hơn là những người dành 20 tiếng thời gian giải trí trên mạng xã hội với thiết bị kỹ thuật số có nguy cơ lo lâu cao hơn 53% so với những người sử dụng mạng xã hội chưa đầy 5 tiếng/tuần. 
 
Ông Scheffler nói: “Sinh viên đại học nhìn bạn bè trên mạng và xem bạn bè đang làm gì. Mọi người thường có xu hướng đăng những thứ lên mạng xã hội và khiến chúng trông rất tốt đẹp, do đó bất kỳ ai nhìn những hình ảnh đó sẽ có quan điểm thiên lệch về điều người khác đang làm và nghĩ rằng mình không bằng họ. Thực tế là những người đăng lên mạng xã hội có thể phóng đại”. 
 
Theo ông Scheffler, nghiên cứu của ông cho rằng thời gian dùng thiết bị kỹ thuật số liên quan mạnh mẽ tới việc chẩn đoán, điều trị rối loạn lo âu. Ngoài ra, ảnh hưởng của rối loạn lo âu sẽ kéo dài sau thời gian đại học.
 
Phần lớn sinh viên sẽ bị lo âu ở mức bình thường khi bước sang giai đoạn trưởng thành và chịu áp lực thành công. Tuy nhiên, có một mức độ lo âu khác khiến mỗi năm Mỹ tốn khoảng 3 tỷ USD chi phí chữa bệnh. Nghiên cứu lâu dài cho thấy những người bị rối loạn lo âu thời đại học kiếm tiền ít hơn 11% so với bạn bè, và có nguy cơ lạm dụng ma túy, rượu gấp 3 lần.
 
Do đó, cần chiến dịch nâng cao ý thức để giải quyết vấn đề này tại các trường đại học nhằm giúp những người có thể bị rối loạn lo âu hoặc hoảng sợ.
 
 
Minh Đức 
(theo IFLScience)

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.