Công bố Phần mềm thu thập số liệu phụ nữ bị bạo lực

Chia sẻ

PNTĐ-Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội LHPN Việt Nam vừa công bố Phần mềm thu thập số liệu phụ nữ, trẻ em bị bạo lực.

Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội LHPN Việt Nam đã công bố Phần mềm thu thập số liệu phụ nữ, trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới, trong đó có hợp phần phụ nữ di cư quốc tế bị bạo lực giới. 
 
Phần mềm là cơ sở để đánh giá tình hình và xây dựng các bằng chứng phục vụ quá trình vận động chính sách liên quan đến các vấn đề của phụ nữ, bao gồm nữ lao động di cư bị bạo lực giới. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “An toàn và Bình đẳng: Hiện thực hóa quyền và cơ hội của nữ lao động di cư”, là một phần của Sáng kiến tâm điểm toàn cầu của Liên minh châu Âu và Liên Hiệp Quốc nhằm xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em gái, do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và UN Women thực hiện.
 
Theo thống kê của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, từ năm 2007 đến tháng 3/2019, Phòng Tham vấn đã hỗ trợ tư vấn cho hơn 10.000 lượt người qua điện thoại hoặc trực tiếp. Ngôi nhà Bình yên đã tiếp nhận gần 1.200 phụ nữ, trẻ em gái bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, mua bán trở về từ 49 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong số đó, có 30% phụ nữ di cư quốc tế bị bạo lực giới. 
 
Chị Lê Phương Thúy, trưởng phòng Tư vấn và Hỗ trợ phát triển, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển cho biết, từ đầu năm 2015, Trung tâm bắt đầu xây dựng phần mềm quản lý trường hợp phụ nữ, trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới. Đây là cách làm ưu việt hơn so với cách thức cũ (thu thập và quản lý trên bản word rồi tổng hợp ở excel vào cuối tháng) như độ chính xác cao, thuận lợi cho nhân viên tham vấn trong quá trình giám sát và quản lý ca, đảm bảo tuyệt đối bí mật thân chủ, tiết kiệm thời gian thu thập dữ liệu...
 
Đến năm 2019, Trung tâm xây dựng thêm hợp phần về quản lý các trường hợp bị mua bán người và hoàn thiện tính năng quản lý phụ nữ, trẻ em di cư bị bạo lực giới trên hệ thống phần mềm để đáp ứng các nhu cầu can thiệp kịp thời và hiệu quả đối với các nạn nhân. 
 
 
Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.