Những tấm lòng rộng mở

Chia sẻ

PNTĐ-Giữa cuộc sống hối hả của Thủ đô, chúng ta vẫn luôn bắt gặp những con người bình dị, thân thương, bằng nhiều cách khác nhau, âm thầm đóng góp sức lực, tâm huyết làm đẹp thêm Hà Nội.

 
Làm đẹp quê hương bằng việc làm giản dị
 
Cứ vào mỗi sáng, cụ bà Nguyễn Thị Duyên, 83 tuổi, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh lại tình nguyện phụ giúp các chị em phụ nữ xã Bắc Hồng chăm sóc cây, trồng hoa, nhổ cỏ hai bên đường. 
 
Đường hoa Bắc Hồng hình thành từ năm 2018 theo sáng kiến của Hội LHPN huyện Đông Anh. Hội cung cấp các cây hoa bỏng, mười giờ, xác pháo, cúc… hội viên trồng hoa hai bên đường và phân công nhau chăm sóc. Cụ Duyên chia sẻ: Tôi luôn mong được thấy quê hương mình đổi mới, sạch, đẹp. Dù tuổi đã cao nhưng, tôi không thể để con cháu làm, còn mình ngồi không.
  
Những tấm lòng rộng mở - ảnh 1
Nụ cười hạnh phúc của bà Nguyễn Thị Duyên mỗi sáng được góp sức làm đẹp quê hương

Nhiều hôm, tôi mải nhổ cỏ, tưới hoa tới tận trưa, mọi người phải nhắc đã tới giờ ăn cơm tôi mới lại về. Từ ngày tham gia chăm đường hoa, tôi thấy tinh thần minh mẫn, sức lực dẻo dai. Nhìn đường ngõ quê hương khang trang, lung linh sắc hoa, tôi còn sống thêm 10 năm nữa.
 
Được biết, ngoài cụ Duyên, ở xã Bắc Hồng, còn có nhiều bậc cao niên cũng tham gia gìn giữ đường hoa như thế.
 
Mong bảo tồn sản phẩm giấy dó của dân tộc
 
Năm 2018, trong một lần đến thăm làng làm giấy dó ở xã Phong Khê, tỉnh Bắc Ninh cô gái đến từ Hà Nội Trần Hồng Nhung, không khỏi bùi ngùi khi cả làng chỉ còn vài hộ dân giữ được nghề truyền thống. Trở về, Nhung đã tự tìm hiểu về giấy dó và công đoạn sản xuất giấy dó. Nhung còn sang Nhật học hỏi công nghệ làm giấy thủ công Washi để áp dụng vào bảo tồn giấy dó ở Việt Nam.
 
Những tấm lòng rộng mở - ảnh 2
Hồng Nhung tham gia sản xuất giấy dó

Nhung thấy rằng, một tờ giấy dó được làm ra, là kết tinh bao giọt mồ hôi, công sức, tâm huyết của người thợ, trong đó có người thợ nữ nhưng lại chưa được đánh giá đúng giá trị, nên giá bán còn thấp. Vì thế, Nhung và các cộng sự đã quyết định đa dạng hóa sản phẩm từ giấy dó thay vì chỉ sử dụng giấy vào việc in tranh Đông Hồ. Hiện nay, Nhung đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm như sổ viết, bưu thiếp, vòng, khuyên tai, các đồ gia dụng như chụp đèn, đồ lưu niệm, trang trí… được làm đẹp mắt từ giấy dó. Chặng đường phía trước còn dài, nhưng Nhung tin, mình đang đi đúng hướng. 
 
Cán bộ hội hết lòng vì việc cộng đồng 
 
Những năm qua, bà Hoàng Thị Hằng, Phó Chủ tịch Hội LHPN phường Ngọc Hà, quận Ba Đình luôn được cộng đồng ghi nhận vì tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Hưởng ứng năm Trật tự văn minh đô thị, trong 2 năm 2017-2018, bà đã vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia xóa bỏ các điểm chân rác, xây dựng tiểu cảnh, tranh tường tại các điểm chân rác trên địa bàn.
 
Những tấm lòng rộng mở - ảnh 3
Bà Phó Chủ tịch Hội LHPN phường Ngọc Hà (người phía ngoài) hăng hái tham gia cải thiện môi trường sống 

 
Bà cùng chị em xóa tụ điểm rác, xây dựng 17 mô hình hoa trong phố và 6 khu dân sân chơi công cộng; xã hội hóa được gần 200 triệu đồng để thực hiện dự án xây dựng sân chơi, mua máy tập thể dục và vườn hoa công cộng trại khu vực hồ Bảy Gian. Trước đó, bà đã từng ủng hộ 8 triệu đồng mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của nhà văn hóa cộng đồng trên địa bàn dân cư số 3. Ngoài ra, bà còn tích cực tham gia hoạt động từ thiện. Bà Hoàng Thị Hằng đã được Chủ tịch UBND Thành phố tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2019.
 
Chọn cuộc sống có ích nơi vùng cao
 
Đúng như tên gọi, cô gái trẻ thuộc thế hệ 9x Tâm An này đã chọn cho mình một cuộc sống bình an từ trong tâm. Từng học về công nghệ thông tin và thiết kế đồ họa, nhiều năm gắn bó với Thủ đô, đã có công việc với thu nhập tốt, nhưng cuối cùng, Tâm An đã quyết định “rời  phố” lên vùng núi cao ở Lào Cai.
 
Những tấm lòng rộng mở - ảnh 4
Tâm An quây quần cùng bà con dân tộc

 
Tâm An cho biết, cô muốn làm bạn với bà con và trẻ em vùng cao, được ngày ngày tự tay trồng trọt, đi bộ kiếm củi và mưu sinh bằng công việc nấu ăn chay cho du khách từ nguồn thực phẩm lành và sạch. Tâm An cũng dạy học, dạy hát, kêu gọi cộng đồng quyên góp đồ, chia sẻ khó khăn với các em bé dân tộc. Nhờ đó, có bé, lần đầu tiên được mặc chiếc váy công chúa màu hồng; bé đã có dép nhựa để đi; có bé được nhận “báu vật” là thú bông xinh xắn… Cô còn hăng hái cùng bà con, các em nhỏ dọn củi, nhặt rác làm sạch môi trường nơi mình sinh sống.
 
Tấm lòng rộng mở sẻ chia
 
Năm 2016, câu chuyện người mẹ Cấn Thị Ngần, hội viên phụ nữ xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội dũng cảm hiến tạng của con trai bị chết đã làm lay động trái tim biết bao người. Vì sự từ tâm này, bà đã được Hội LHPN huyện đề xuất, Hội LHPN TP Hà Nội tặng danh hiệu Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu. Gần 3 năm sau, PV Báo trở lại thăm nhưng bà Ngần không có nhà vì đang đi thăm các con. Điều đặc biệt, họ không phải con ruột mà chính là những người đã được hồi sinh nhờ tạng ghép của con trai bà Ngần. 
  
Anh Nguyễn Nam Tiến, ở Quảng Bình, một trong 5 người con của bà Ngần kể: Kể từ khi phát hiện bị tim vào tháng 8/2015, vợ chồng anh gắn liền với bệnh viện. Khi vợ mang bầu con thứ hai sắp sinh, bệnh của anh trở nặng, tưởng chừng anh không kịp nhìn thấy mặt con. Nhưng nhờ được ghép tim mà anh lại được sống. Sau đó, anh đã tìm về Quốc Oai, xin được nhận mẹ Ngần, kết nối với những người anh chị em được nhận tạng còn lại tạo thành một đại gia đình bền chặt. 
 
Những tấm lòng rộng mở - ảnh 5
Trên hết là sự Từ tâm và dũng cảm, mẹ Ngần (thứ 2 từ phải sang) đã đem lại cuộc sống mới cho 5 người con khác

 
Mỗi năm, bà Ngần lại được con thay nhau đón về nhà chơi, phụng dưỡng. Bà Ngần tâm sự: Bà yêu cả 5 con nhưng vẫn lo cho con út tên Hưng nhất. Hưng bị tật cả hai mắt, nhưng hiện mới chữa được một bên nhờ giác mạc của con bà. “Nó còn mặc cảm nên chưa chịu lấy vợ. Tôi già rồi, chỉ cần một mắt thôi. Tôi đang muốn tặng con phần giác mạc còn lại để con có hai mắt sáng”. 
 
Câu chuyện của bà Ngần và những người con là thông điệp của những người có tấm lòng rộng mở để sẻ chia, để đón nhận và tri ân. 
 
 
Hoàng Lan 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(PNTĐ) - Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động hướng về cơ sở, bắt đầu từ cơ sở, làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, đặc biệt là các gia đình khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương tập trung bảo đảm an sinh, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa…).