Truy tố 5 đối tượng trong vụ “bảo kê” tại chợ Long Biên

Chia sẻ

Sáng 28-5, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành cáo trạng số 150/CT-VKS-P2 truy tố 5 bị can trong vụ án Cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại chợ Long Biên.

 
Truy tố 5 đối tượng trong vụ “bảo kê” tại chợ Long Biên - ảnh 1
Hưng "kính" (áo trắng) đã chỉ đạo đàn em dùng nhiều biện pháp để chèn ép, gây khó khăn cho các hộ kinh doanh để thu nhiều loại tiền khác nhau.

 
Năm bị can bị truy tố tội Cưỡng đoạt tài sản gồm: Nguyễn Kim Hưng (SN 1963), Tổ trưởng tổ bốc dỡ hàng hóa số 2 chợ Long Biên; Nguyễn Hữu Tiến (SN 1970); Lê Thanh Hải (SN 1963); Nguyễn Mạnh Long (SN 1962); Dương Quốc Vương (SN 1968). Các bị can đều ở Hà Nội.
 
Theo cáo trạng, năm 2008, chị Nghiêm Thúy Nga (SN 1981) và chồng là anh Hoàng Anh Hà (SN 1972, cùng trú tại Ba Đình, Hà Nội) kinh doanh hoa quả tại chợ Long Biên. 
 
Gia đình chị Nga, anh Hà thường xuyên bị Hưng và nhóm đàn em đe dọa, chèn ép, bắt phải nộp nhiều loại tiền khác nhau. 
 
Ngày 10-8-2018, chị Nga và anh Hà đã gửi đơn đến Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội tố cáo hành vi cưỡng đoạt tài sản của các đối tượng trên.
 
Kết quả điều tra cho thấy, theo quy định của Ban Quản lý chợ Long Biên, Hưng không có quyền phân công người thu tiền bốc dỡ mà phải thực hiện việc ghi tên chủ cửa hàng, biển kiểm soát xe ô tô, số lượng hàng và số tiền thu vào mẫu (bảng kê) do Ban Quản lý chợ Long Biên phát hành. Hưng cũng không có quyền đuổi xe, sắp xếp các xe trong chợ; cũng như không có quyền chi tiêu số tiền bốc dỡ hàng hóa, mà phải nộp ngay số tiền đã thu trong ngày. 
 
Tuy nhiên, để tăng thêm thu nhập cá nhân, Hưng đã chỉ đạo nhóm đàn em chèn ép, gây khó khăn, đe dọa hộ kinh doanh của gia đình anh Hà, chị Nga. Các đối tượng này không cho xe ô tô của hộ kinh doanh này đỗ trong chợ; ngăn cản nhân viên của nhà hộ kinh doanh bốc dỡ hàng hóa. Dù vậy, hai vợ chồng chị Nga vẫn phải trả tiền bốc dỡ cho nhóm của Hưng.
 
Cáo trạng cho rằng, Hưng tự ý giao cho Vương thực hiện việc thu tiền dịch vụ bốc dỡ hàng hóa; chỉ đạo nhóm đàn em soạn bảng kê khác thay vì dùng các bảng kê do Ban Quản lý chợ Long Biên phát hành (có đóng dấu treo của Ban Quản lý chợ).
 
Để quản lý việc thu tiền các hộ kinh doanh của đàn em, Hưng lắp đặt 2 camera, cho các nhân viên trong tổ bốc dỡ theo dõi và kiểm soát lẫn nhau...
 
Từ ngày 14-3-2018 đến ngày 1-9-2018, nhóm của Hưng thu của chị Nga, anh Hà hơn 28 triệu đồng, nhưng chỉ nộp về Ban Quản lý chợ Long Biên 3,2 triệu đồng, còn lại gần 25 triệu đồng, cả bọn chiếm hưởng, chia nhau. 
 
Quá trình điều tra vụ án, anh Hà và chị Nga yêu cầu các bị can phải bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt; đồng thời đề nghị các cơ quan pháp luật xử lý các bị can theo quy định.
 
Theo Hà Nội Mới

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.