Tăng tuổi nghỉ hưu và giờ làm thêm cần tính đến yếu tố giới

Chia sẻ

PNTĐ-Ngày 20/6, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) với sự tham gia của các sở, ngành TP, Hội LHPN các quận, huyện.

 
Ngày 20/6, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) với sự tham gia của các sở, ngành TP, đại diện lực lượng vũ trang Thủ đô, Hội LHPN các quận, huyện. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội chủ trì hội thảo. 
 
 
Tăng tuổi nghỉ hưu và giờ làm thêm cần tính đến yếu tố giới - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại hội thảo

Hội thảo tập trung đóng góp ý kiến với một số quy định mới được đề cập trong Dự thảo như quy định về hợp đồng lao động, về thử việc, về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tiền lương… cùng các nhóm vấn đề như tăng giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm; tăng tuổi hưu từ 55 lên 60 đối với nữ và từ 60 lên 62 đối với nam; thời gian làm việc và nghỉ lễ, Tết. Trong đó, các vấn đề liên quan đến tăng tuổi nghỉ hưu và tăng giờ làm thêm nhận được nhiều sự quan tâm bởi những tác động trực tiếp đến quyền lợi, sức khỏe… của giới nữ.
 
Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Hội PN Công an TP cho biết: Hội PN Công an TP đã triển khai lấy ý kiến hội viên về quy định tăng tuổi nghỉ hưu, tăng giờ làm thêm. Phần lớn các ý kiến đồng tình với quy định tăng tuổi nghỉ hưu cho nam và nữ theo phương án 1. Tuy nhiên, với một số vị trí có điều kiện làm việc đặc thù như cảnh sát giao thông, an ninh, hình sự, ma túy lại không đồng tình với việc tăng tuổi nghỉ hưu do sức khỏe, tuổi tác không thể đảm nhiệm công việc. Vì thế, tuổi nghỉ hưu cần phân theo nhóm và điều kiện công tác.
 
Đại diện Phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân và Bắc Từ Liêm cũng đồng tình với quy định tăng tuổi nghỉ hưu nhưng phải áp dụng theo từng nhóm đối tượng. Với nữ trí thức đến độ tuổi chín về kinh nghiệm, nghề nghiệp nếu nghỉ hưu sẽ lãng phí chất xám nhưng với giáo viên mầm non, tiểu học sẽ khó làm việc hiệu quả nếu tăng tuổi hưu.
 
Đối với quy định tăng giờ làm thêm, đại diện Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức không đồng tình với việc dự thảo đưa ra con số cứng: Làm thêm không quá 300 giờ/ năm. Quy định này chưa phù hợp với thực tế vì trong một số ngành nghề như dệt may, da giày, chế biến thủy sản công việc phụ thuộc vào đơn hàng; nhiều người lao động có nguyện vọng làm thêm giờ để tăng thu nhập.
 
Bà Phạm Thu Hương - Hội Luật gia TP Hà Nội đồng tình với việc tăng giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, cần nghiên cứu bổ sung quy định về tăng thêm tiền làm thêm với số giờ làm thêm vượt trên 300 giờ. Ngoài ra, không nên quy định giới hạn tổng thời gian làm thêm theo tháng vì đợt làm thêm trong doanh nghiệp thường theo kỳ, theo đơn hàng.
 
Đối với lực lượng vũ trang, bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh cho biết: Do đặc thù nghề nghiệp phải lên đường làm nhiệm vụ bất kể ngày giờ, mưa nắng, quy định tăng giờ làm thêm không quá ảnh hưởng nhưng cần tính toán thời gian nghỉ bù để chị em tái tạo sức lao động và có phương án tính giờ làm thêm theo tháng phù hợp với đặc thù ngành.
 
Các đại biểu dự hội nghị cũng đồng tình với việc nên bổ sung thêm ngày nghỉ. Lý do đây là ngày Gia đình Việt Nam để mọi người được đoàn tụ gia đình. Gia đình yên ấm thì người lao động mới yên tâm làm việc và cống hiến.
 
 
Hà My 

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.