Tháng sáu mùa mưa

Chia sẻ

PNTĐ-Tình cảm của tác giả trong bài cũng là cảm xúc lãng mạn về mối tình đầu của rất nhiều bạn trẻ thuở thiếu thời một đi không trở lại. Và mối tình ấy thật kỳ lạ...

 
Tháng sáu ơi sao mưa nắng thất thường
Giống như em cứ giận thương vô cớ
Khi xa nhau gieo vào anh hạt nhớ
Gặp trời mưa hạt thương đó nảy mầm

 
Anh vẫn yêu em say đắm lặng thầm
Mặc thời gian mặc tháng năm phai nhạt
Nửa cuộc đời anh lang thang phiêu dạt
Vẫn cứ nhớ về khúc hát năm xưa

 
Ta bên nhau vào một buổi chiều mưa
Cánh bằng lăng nhẹ đong đưa trong gió
Nhành phượng vĩ cháy lên màu thắm đỏ
Em thì thầm hát nho nhỏ yêu anh

 
Mới đó thôi thời gian đã trôi nhanh
Kỷ niệm cũ nay trở thành dĩ vãng
Em còn nhớ mối tình xưa lãng mạn
Ký ức ngọt ngào năm tháng khó quên

 
Mùa hạ về mang nỗi nhớ không tên
Em đã xa không còn bên anh nữa
Trong tim anh vẫn cháy lên ngọn lửa
Tháng sáu mưa rào chan chứa tình ta.
 
 
Nguyễn Đình Huân
 
Tháng sáu mùa hạ với những cơn mưa rào, nắng chói chang cùng với hoa phượng đỏ rực trời thường mang đến cảm hứng rạo rực, sôi nổi tới mọi người. Vậy nhưng ở Nguyễn Đình Huân lại khác. Bài thơ “Tháng sáu mùa mưa” với những cơn mưa rào bất chợt khiến tác giả nhớ “người năm ấy” khôn nguôi cùng những kỷ niệm ngọt ngào của tình yêu thời tuổi trẻ.
 
Tháng sáu mùa mưa - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Sử dụng thể thơ tám chữ làm phương tiện giãi bày cảm xúc, ở câu mở đầu, chủ thể trữ tình tâm sự và hỏi thời gian: “Tháng sáu ơi sao mưa nắng thất thường”. Bằng lối nhân hoá, tháng sáu thành đối tượng để tác giả trải lòng, sẻ chia những tâm tình đang cất giữ trong tim. Bởi “mưa nắng thất thường”, tháng sáu giống như “em” cứ “giận thương anh vô cớ”.
 
Ta bắt gặp ở đây hình ảnh mới lạ và độc  đáo khi tác giả dùng từ “hạt nhớ...hạt thương đó nảy mầm”. “Khi xa nhau gieo vào anh hạt nhớ/ Gặp trời mưa hạt thương đó nảy mầm”. Nhớ và thương là thuộc tính tình cảm của con người, đại lượng này thường tỉ lệ thuận với tình yêu.
 
Càng yêu nhau lắm, người ta càng nhớ thương nhiều, có khi “bổi hổi bồi hồi”, có khi đến “ra ngẩn vào ngơ” (ca dao).
 
Khổ thơ tiếp của bài là tiếng lòng da diết:“Anh vẫn yêu em say đắm lặng thầm/ Mặc thời gian mặc tháng năm phai nhạt/ Nửa cuộc đời anh lang thang phiêu dạt/ Vẫn cứ nhớ về khúc hát năm xưa”. Chủ thể trữ tình nói rõ tình yêu thầm kín, say đắm và chung thuỷ của mình giành cho “em” - người bạn gái cùng học. Tình yêu ấy mạnh mẽ, bất chấp mọi thử thách. Cho dù cuộc đời phiêu dạt, thời gian chảy trôi không ngừng nhưng tình cảm của anh dành cho em vẫn không thay đổi. Điệp từ “mặc” liên tiếp trong cùng một câu thơ càng nhấn mạnh thêm điều này.
 
Phần thơ sau đó, tác giả  hoài niệm về những  thời khắc thiêng liêng của đôi bạn tình: “Ta bên nhau vào một buổi chiều mưa/ Cánh bằng lăng nhẹ đong đưa trong gió/ Nhành phượng vĩ cháy lên màu thắm đỏ/ Em thì thầm hát nho nhỏ yêu anh”. Cảnh vật đẹp đến nao lòng với sắc tím của bằng lăng – biểu tượng cho mối tình thủy chung - và màu đỏ rực của phượng vĩ – biểu tượng cho tình yêu nồng cháy. 
 
Cảnh và tình đẹp đẽ hoà quyện như nhân thêm những cung bậc tình cảm tinh khôi, trong sáng mà tha thiết. Đắm trong  miền nhớ ở phần trên, khổ thơ  kế tiếp lại trở về với thực tại: “Mới đó thôi thời gian đã trôi nhanh/ Kỷ niệm cũ nay trở thành dĩ vãng/ Em còn nhớ mối tình xưa lãng mạn/ Ký ức ngọt ngào năm tháng khó quên”. Với chủ thể trữ tình, thời gian và mối tình thuở thiếu thời đã lùi về quá khứ nhưng đó là những kỷ niệm đẹp, là vùng ký ức ngọt ngào thật khó quên.
 
Khổ thơ khép lại toàn bài là: “Mùa hạ về mang nỗi nhớ không tên/ Em đã xa không còn bên anh nữa/ Trong tim anh vẫn cháy lên ngọn lửa/ Tháng sáu mưa rào chan chứa tình ta” thêm một lần nữa khẳng định tình cảm trong anh không thay đổi và của tình cảm của đôi ta giành cho nhau như ngọn lửa bền bỉ, thời gian và gió bụi cuộc đời chẳng thể  dập tắt nổi. Bài thơ có âm hưởng buồn man mác do tác giả sử dụng nhiều thanh bằng và rất nhiều từ láy: thất thường, lang thang, đong đưa, thì thầm, ngọt ngào, chan chứa và các điệp từ “anh” (6 lần), “em” (5 lần), “nhớ” (4 lần) “ta” (2 lần) càng khắc sâu đậm thêm về một tình yêu trong sáng tuổi học trò.
 
Tình cảm của tác giả trong bài cũng là cảm xúc lãng mạn về mối tình đầu của rất nhiều bạn trẻ thuở thiếu thời một đi không trở lại. Và mối tình ấy thật kỳ lạ nó “như gió mùa thổi mãi”… 
 
 
THÁI DŨNG
 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.