Vụ thảm sát gia đình ở Đan Phượng: Xót xa cảnh con thơ mất mẹ

Chia sẻ

PNTĐ-Những ngày này, căn nhà ông Phạm Xuân Bảy, bố chồng chị Nguyễn Thị Bắc (SN 1991), một trong 4 nạn nhân xấu số trong vụ thảm sát ở Đan Phượng ngày 1/9, ảm đạm và hiu hắt.

  
Trong khi vợ bồng bế đứa cháu nội mới hơn 1 tháng tuổi vừa mất mẹ, ông Phạm Xuân Bảy ngồi lặng lẽ bên bộ bàn ghế cũ kỹ đặt ở góc sân. Dáng người nhỏ thó, khắc khổ, đôi mắt trũng sâu, ông Bảy không ngừng đưa tay quệt lên đôi mắt ầng ậng nước mỗi khi có người hỏi thăm, chia sẻ.
 
Ông Bảy tâm sự, con trai ông là Phạm Văn Tuyến (chồng chị Bắc), tốt nghiệp trường Cao đẳng phát thanh - truyền hình, chưa xin được việc làm nên tạm thời đang lái taxi. Chị Bắc làm nghề trang điểm ở Hà Nội. Công việc của chị Bắc thường bận rộn vào cuối tuần. Những ngày ít việc, chị thường xuyên đỡ đần bố mẹ chồng chăn nuôi lợn, làm ruộng. Đối với bố mẹ chồng, chị là một người con dâu đảm đang, hiếu thảo.
 
Năm 2017, anh Tuyến kết hôn với chị Nguyễn Thị Bắc và mới có bé gái hơn 1 tháng tuổi. Sáng 31/8, chị Bắc xin phép bố mẹ chồng đưa con về nhà ngoại chơi thì xảy ra vụ việc đau lòng bị bác ruột là Nguyễn Văn Đông ra tay sát hại. “Hôm hai mẹ con nó sang nhà ngoại, tôi đi làm phụ hồ về muộn. Mặc dù đã xin phép mẹ chồng nhưng con dâu vẫn nhất định chờ tôi về để chào rồi mới đưa con đi. Mới sang đó được ít hôm thì xảy ra việc đau lòng này. Không ngờ, hôm con dâu chào tôi rồi đi luôn không về nữa” - Ông Bảy nghẹn ngào nói.
 
Ông Bảy cho biết, gia đình ông vô cùng bất ngờ bởi từ trước tới nay, gia đình thông gia (bố mẹ đẻ chị Bắc) đều là những người tốt bụng. Từ ngày xảy ra sự việc đến nay, anh Tuyến lo tang lễ cho vợ, đồng thời cùng họ hàng bên vợ làm thủ tục cúng lễ cho gia đình vợ. Mọi việc chăm sóc con gái hơn 1 tháng tuổi đều nhờ vào ông bà nội.
 
Từ ngày Bắc mất, Hội Phụ nữ xã Hồng Hà đã nhanh chóng kêu gọi sữa từ các mẹ đang nuôi con nhỏ quanh vùng nên lượng sữa gửi về khá nhiều. Bé ăn không hết nên phải bảo quản. Trong khi tủ lạnh của gia đình đã quá cũ, không đảm bảo vệ sinh trong quá trình bảo quản sữa. Nhờ số tiền quyên góp của bà con lối xóm, các nhà hảo tâm, gia đình cũng mới mua một chiếc tủ cấp đông để bảo quản sữa cho bé. Hằng ngày, có nhân viên của trạm y tế xã đến để hướng dẫn gia đình cách chăm sóc bé. “Cháu đang phải trải qua những ngày mất mẹ cùng với việc buộc phải luyện tập cho bú bình nên cháu quấy khóc hơn bình thường” - mẹ chồng chị Bắc cho biết.
 
Ngay sau khi xảy ra sự việc, Hội LHPN TP Hà Nội do đồng chí Lê Thị Thiên Hương - Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình nạn nhân đã tử vong trong vụ thảm án ở Đan Phượng là bà Doãn Thị Việt, hội viên phụ nữ xã Hồng Hà số tiền 3.000.000đ, gia đình con gái bà Việt là Nguyễn Thị Bắc số tiền 2.000.000đ.
 
Tại gia đình ông Phạm Xuân Bảy, đại diện báo Phụ nữ Thủ đô đã tới thăm hỏi, động viên gia đình vượt qua nỗi đau. Ngoài sự hỗ trợ của Hội LHPN TP Hà Nội, báo Phụ nữ Thủ đô, thông qua Quỹ từ thiện “Vì phụ nữ, trẻ em hoạn nạn” đã hỗ trợ bé gái hơn 1 tháng tuổi, con của nạn nhân Nguyễn Thị Bắc số tiền 2.000.000đ.
 
 
 
Quỹ từ thiện “Vì phụ nữ, trẻ em hoạn nạn” của báo Phụ nữ Thủ đô tiếp tục kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội từ thiện, các nhà hảo tâm tiếp tục phát huy truyền thống nhân văn “tương thân tương ái”, quan tâm ủng hộ bằng tiền mặt hoặc hiện vật để giúp đỡ, sẻ chia hoàn cảnh khó khăn đối với cháu bé và gia đình nạn nhân trong vụ thảm án tại Đan Phượng. Mọi hỗ trợ xin được gửi về địa chỉ: Quỹ Từ thiện Vì phụ nữ và trẻ em hoạn nạn - báo Phụ nữ Thủ đô - số 7, Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội hoặc số tài khoản: 0021000679110, ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Vietcombank HaNoi); chủ tài khoản: báo Phụ nữ Thủ đô.
 
 
Hà My 

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.