Tình thân và quyền lợi của con nuôi

Chia sẻ

PNTĐ-Vì hoàn cảnh hiếm muộn con cái, hoặc do lòng yêu thương trước số phận của những đứa trẻ không may mắn, một số gia đình đã nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên...

 
Không phải tất cả những đứa con nuôi đều nhận được đầy đủ tình yêu thương, có quyền lợi khi sống trong gia đình bố mẹ nuôi, đằng sau đó, cuộc đời của những đứa con nuôi vẫn còn lắm nỗi niềm. 
 
Tình thân và quyền lợi của con nuôi - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Vẫn là người “khác máu tanh lòng” trong gia đình
 
Đã gần một tháng kể từ ngày gia đình hàng xóm cạnh nhà tôi xảy ra chuyện, cháu Ngọc 10 tuổi thỉnh thoảng lại sang nhà tôi buồn bã. Ban đầu, tôi cứ ngỡ cháu buồn vì chuyện bố nuôi của mình qua đời do tai nạn giao thông, nhưng sau đó tìm hiểu kỹ mới biết cháu còn có nỗi buồn đau khác. 
 
Anh chị hàng xóm sinh được hai người con (đều là con trai). Cách đây 5 năm anh chị làm thủ tục nhận nuôi một cháu gái 5 tuổi. Ngày đó, chúng tôi được biết bố mẹ đẻ của cô bé bị bệnh hiểm nghèo mất đi, cháu không còn ai thân thích trên đời. Từ ngày về sống cùng, hai đứa con anh chị đều thương yêu cô bé như em ruột của mình. Anh chị cũng không hề có khoảng cách đối xử giữa con đẻ và con nuôi. Nhờ đó, mấy đứa trẻ cùng học tập và lớn lên bên nhau trong cuộc sống hạnh phúc.
 
Một tai hoạ đã ập xuống gia đình anh chị, trong một chuyến đi nghỉ mát, cả gia đình họ đã bị tai nạn giao thông. Người chồng mất ngay trong lần tai nạn đó, còn người vợ thì bị liệt và tạm thời mất hết khả năng lao động. Tuy trước đây, gia đình họ có chút của ăn của để, nhưng mấy năm nay do chị sống cảnh nằm một chỗ, tiền thuốc thang, tiền học hành cho mấy đứa trẻ, rồi chi phí cuộc sống hàng ngày đã khiến cho tài sản ngày càng cạn kiệt. 
 
Thấy cứ kéo dài cuộc sống hiện tại của mẹ con họ như thế cũng không ổn. Gia đình nội ngoại của anh chị bàn bạc tạm thời cùng nhau chia đôi trách nhiệm nuôi mấy mẹ con, chờ ngày chị bình phục lại rồi tính tiếp. Phía bên ngoại nhận đón chị về chăm sóc, vì hầu như chị phải sinh hoạt một chỗ, không thể tự mình làm được bất cứ một việc gì dù là vệ sinh cá nhân. Bên nhà nội thì nhận đón mấy đứa trẻ về nuôi dưỡng. 
 
Tuy nhiên, với hai đứa cháu ruột thì không vấn đề gì nhưng khi bàn đến việc ai nuôi dưỡng đứa con gái nuôi của anh chị thì lại nảy sinh nhiều chuyện. Mọi người đều nói, hai đứa cháu trai là máu mủ ruột rà, cưu mang chúng là điều tất nhiên, còn đứa cháu nuôi kia thì lại là một vấn đề khác. Do vậy khi bàn đến việc ai sẽ nuôi dưỡng cháu thì mọi người đều từ chối, bảo không có trách nhiệm và nghĩa vụ phải nuôi dưỡng một đứa trẻ không phải máu mủ với mình. Người có trách nhiệm với cháu chỉ duy nhất anh chị mà thôi. Vì thế, nhiều người đã nói chị nên chấm dứt việc nhận cháu làm con nuôi để cho người khác nhận nuôi cháu.  
 
Trước tình thế này, chị hàng xóm không biết làm thế nào, hàng ngày chỉ nhìn con gái mà khóc, xin mọi người thay phiên nhau cưu mang cháu cho đến ngày chị khỏe lại sẽ tính sau. Phần cháu Ngọc cũng rất nhạy cảm, biết rõ mọi người không ai muốn cưu mang mình vì không phải ruột thịt trong gia đình. Mỗi lần nghe ai đó nói tính toán đưa cháu vào trung tâm nhân đạo sống, hoặc tìm bố mẹ nuôi khác, cháu lại tủi thân khóc mãi.
 
Trong thời gian ở nhờ nhà người thân của bố mẹ nuôi, cháu phải nhận không ít lời nói phũ phàng. Những lời so sánh tính nết giữa con nuôi và con đẻ, rồi sự chì chiết dành cho đứa con nuôi như: là người “khác máu tanh lòng”, “của nợ”, “đồ báo hại”… hàng ngày vẫn dội vào tai đứa trẻ vô tội. Cháu Ngọc nói, giá như cháu là con ruột thì chắc chắn sẽ được họ hàng đối xử tốt giống như hai anh của mình. Tôi nghĩ nỗi ám ảnh về thân phận con nuôi có lẽ sẽ theo suốt cuộc đời cô bé. 
 
 Quyền lợi bị xâm hại
 
Tôi mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn nhỏ và được một bác họ xa nhận làm con nuôi. Nhà bác họ tôi đông con nên cuộc sống rất khó khăn. Từ nhỏ đến lớn tôi đều phải làm lụng cùng gia đình để nuôi sống mình. Lớn lên, tôi may mắn đỗ đại học. Nhờ nhận được học bổng và tự lực đi làm thêm, tôi đã tốt nghiệp đại học, ra trường ổn định công ăn việc làm ngay. Mấy anh chị tôi thì không ai học hành đỗ đạt, tất cả đều làm ruộng và chạy chợ buôn bán kiếm sống. Biết ơn những người đã từng cưu mang mình, tôi cố gắng kiếm tiền chu cấp cho bố mẹ nuôi nay đã già cả và thỉnh thoảng giúp đỡ các anh chị. 
 
Trước ngày về làm con nuôi của gia đình bác họ, tôi có một một mảnh đất cùng một ngôi nhà cũ do ông bà tổ tiên để lại. Mấy năm đầu, bố mẹ nuôi tôi không để ý đến tài sản đó. Do vậy, ngôi nhà mục nát dần không sử dụng được còn mảnh vườn thì bỏ hoang cỏ dại mọc um tùm. Sau này khi các anh chị tôi đã trưởng thành, có người lập gia đình, bố mẹ nuôi tôi sửa lại ngôi nhà ấy rồi chuyển ra đó sống. Họ nói sau này tôi phải có trách nhiệm thờ phụng ông bà, cha mẹ ruột của mình nên họ sẽ chuyển bài vị của gia đình tôi ra đó thờ chứ không thờ chung trong nhà bố mẹ nuôi như trước nữa. Nếu sau này tôi có gia đình ở thành phố không về quê sống thì chuyển bài vị ra đó thờ cúng.
 
 Mấy năm sau, tôi lấy vợ và mua nhà ở thành phố. Nghe theo lời bố mẹ nuôi, tôi chuyển bài vị của tổ tiên về nhà mình về thờ cúng. Mảnh đất và ngôi nhà cũ, tôi vẫn để lại cho bố mẹ nuôi ở, hàng tháng vẫn gửi tiền chu cấp. Mấy năm sau, do tuổi già sức yếu nên anh cả tôi đón bố mẹ về sống cùng cho tiện bề chăm sóc. Mảnh đất và ngôi nhà một lần nữa không sử dụng. Vì nó cũng không có giá trị kinh tế lớn nên tôi cũng không để ý lắm và cho hàng xóm bên cạnh trồng rau nuôi lợn.
 
Thế nhưng mọi cái đã thay đổi, thành phố mở rộng quy hoạch, quê tôi lên phố. Một con đường lớn được mở chạy ngay qua trước mặt mảnh đất của tôi khiến nó trở nên có giá trị. Đến lúc này, tôi về để làm mọi thủ tục pháp lý liên quan thì các anh chị ở quê đều bảo tôi phải chia đều khối tài sản đó ra. Họ nói vì tôi đã là con trong gia đình nên tài sản kia cũng là tài sản chung, do đó ai cũng được hưởng, theo đó tôi chỉ được một phần giống như mọi người. Tôi không đồng ý với ý kiến ấy và bảo sẽ cắt đất bán rồi biếu bố mẹ nuôi cùng các anh chị mỗi người một số tiền nhất định, còn tất cả thuộc về quyền sở hữu của tôi. Bố mẹ nuôi bảo tôi có toàn quyền với khối tài sản đó vì nó là của ông bà, bố mẹ ruột tôi để lại. Bố mẹ nuôi và các anh chị không có quyền xâm phạm.
 
Thế nhưng vì tuổi già sống phụ thuộc vào con cái, lại bị lòng tham của mấy đứa con dồn ép, ông bà không biết xử trí thế nào. Thấy các con đẻ ngày còn làm quá, tranh giành tài sản mất hết cả đạo nghĩa làm người, bố mẹ nuôi tôi nói sẽ không coi tôi là con nuôi của họ để không ai có thể tranh giành với tôi nữa. Tôi không chịu, vì ơn nghĩa nuôi dưỡng của bố mẹ lâu nay. Bố mẹ nuôi tôi bảo chỉ còn cách đó thì mới ngăn được những hành động vì tiền quên tình của mấy người con, tránh tiếng xấu để lại muôn đời. 
 
Sau đó, bố mẹ nuôi làm các thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với tôi. Tài sản của tôi được bảo toàn nhưng điều đau khổ là các anh chị tôi dựa vào việc đó ngăn cấm tôi đi lại báo hiếu với bố mẹ nuôi. Họ nói tôi không liên quan với bố mẹ nên không được đến gần họ. Tiền bạc, quà cáp tôi gửi về báo hiếu bố mẹ đều bị họ gửi trả lại hết, thậm chí vứt bỏ ngay trước mặt tôi. Nhìn cảnh này, tôi thật sự đau lòng, chẳng lẽ để bảo vệ quyền lợi tài sản của mình mà tôi phải chịu cảnh bất hiếu với bố mẹ nuôi. Người không hiểu chuyện, bảo tôi bạc tình bạc nghĩa, xem trọng tài sản mà bỏ nghĩa anh em nuôi. 
 
Đây là câu chuyện được một luật sư kể lại về một vị khách hàng từng đến nhờ chị hướng dẫn các thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi. Chuyện tranh dành tài sản trong gia đình xưa nay không hiếm, nhưng đối với một người con nuôi như anh, để bảo vệ quyền lợi của mình, anh đã phải đánh đổi bằng tình cảm của những người đã cưu mang, nuôi dưỡng mình. Để rồi còn mang tiếng là đứa con nuôi bất nghĩa.
 
 
Nguyễn Khánh

Tin cùng chuyên mục

Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.