Không khoan nhượng với các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em

Chia sẻ

PNTĐ-Cần có thái độ không khoan nhượng với các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em bởi các hành vi bạo lực, xâm hại ngày càng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng.

 
Tại buổi tập huấn “Kỹ năng tham gia giải quyết vụ việc xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” do Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức ngày 2/10, bà Lưu Thị Hồng Mơ, Ban Chính sách Luật pháp, Hội LHPN Việt Nam cho biết: Cần có thái độ không khoan nhượng với các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em bởi các hành vi bạo lực, xâm hại ngày càng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, đồng thời cần tuyên truyền để các bậc cha mẹ có kỹ năng xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ.
 
Không khoan nhượng với các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em - ảnh 1
Báo cáo viên Lưu Thị Hồng Mơ trình bày tại hội nghị

 
Những năm gần đây, tình hình tội phạm có diễn biến phức tạp, đặc biệt là các loại tội phạm xâm hại trực tiếp đến các quyền của phụ nữ, trẻ em như nhóm các tội về bạo lực, bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em, nhóm tội về mua bán người… Báo cáo năm 2018 của Hội LHPN Việt Nam cho thấy, nạn nhân bị xâm hại tình dục có độ tuổi chủ yếu từ 12 đến dưới 16 tuổi (chiếm 57,46%); những năm gần đây xuất hiện nhiều vụ nạn nhân dưới 10 tuổi, đặc biệt số nạn nhân dưới 6 tuổi (chiếm 13,2%). 
 
Bà Lưu Thị Hồng Mơ khẳng định, đảm bảo an toàn cho phụ nữ - trẻ em là một nội dung quan trọng, xuyên suốt trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội. Khi một vụ việc xảy ra, các cấp Hội cần phối hợp với các cơ quan hữu quan cùng cấp giải quyết… Đối với vụ việc cần hỗ trợ tâm lý, các cấp Hội chủ động tiếp xúc với phụ nữ, trẻ em; chuẩn bị các tình huống xảy ra khi gặp gỡ; trường hợp cần thiết có thể mời chuyên gia/bác sỹ tâm lý, luật sư đi cùng; động viên, chia sẻ, lắng nghe nạn nhân và người thân trong gia đình. 
 
Theo bà Dương Thị Lý Anh, Trưởng ban Chính sách Luật pháp, Hội LHPN TP Hà Nội, năm 2019, trên địa bàn đã xảy ra nhiều vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em nghiêm trọng. Nổi cộm như vụ việc chị Vũ Thị Thu L (SN 1992) bị chồng đánh khi đang bế con 2 tháng tuổi xảy ra tại phường Thạch Bàn (Long Biên); vụ việc chị L.T.H (trú tại quận Long Biên) tố cáo bị bạn trai cũ ép làm “nô lệ tình dục” suốt 2 năm; cháu bé 9 tuổi bị xâm hại tình dục ở huyện Chương Mỹ, hai chị em ruột bị hàng xóm xâm hại nhiều năm ở xã Sơn Đông (TX Sơn Tây) dẫn đến 1 bé có bầu hơn 5 tháng…
 
“Mặc dù Hội PN TP và các cấp đã nhanh chóng vào cuộc xác minh, gửi công văn đến các cơ quan chức năng yêu cầu xử lý nghiêm, song nhìn chung, các cấp Hội cơ sở còn chưa sâu sát, dẫn đến các vụ việc đã xảy ra rồi mới biết. Nhiều vụ việc, gia đình nạn nhân không chủ động phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý mà âm thầm hòa giải với người phạm tội, gây khó khăn cho việc điều tra” – bà Lý Anh lo ngại. 
 
Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Chủ tịch Hội LHPN phường Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân) chia sẻ, trên địa bàn phường đã từng xảy ra một vụ xâm hại tình dục trẻ em. Nhận được thông tin trình báo, Hội PN và các cơ quan chức năng đã xác minh, đồng thời khuyên gia đình bị hại cần kiên quyết đưa vụ án ra pháp luật để xử lý. Tuy nhiên, gia đình bị hại lo sợ ảnh hưởng đến tương lai của con nên đã đồng ý hòa giải. 
 
Theo báo cáo viên, trong một số sự việc, cha mẹ vô tình hủy chứng cứ quan trọng của vụ xâm hại khi vệ sinh cho con, giặt giũ quần áo của con. Để phòng ngừa tình huống này, khi có sự việc không hay xảy ra, các cán bộ Hội PN cơ sở cần nhanh chóng xác minh, yêu cầu gia đình giữ lại chứng cứ trẻ bị xâm hại. Đối với các nạn nhân, Hội cần làm công tác tư tưởng để gia đình hiểu việc tố cáo hành vi phạm tội là phù hợp để loại bỏ cái ác, cái xấu ra khỏi xã hội. Với chức trách, nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ - trẻ em, cán bộ Hội cần giám sát yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết vụ việc nhanh chóng, đúng người, đúng tội. 
 
Báo cáo viên Lưu Thị Hồng Mơ cho rằng, cùng với Hội, việc phòng ngừa bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em phải từ gia đình. Theo đó, Hội PN các cấp cần tuyên truyền để các bậc cha mẹ có kỹ năng xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ. Cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, dạy con về giới tính, chú ý đến các mối quan hệ xã hội của trẻ, đặc biệt là các mối quan hệ trên mạng xã hội, dạy con kỹ năng phòng ngừa xâm hại, nắm vững các quy định của pháp luật và cách nhận biết đối với những hành vi xâm hại tình dục trẻ em để bảo vệ con tốt nhất.
 
Hồng Nhung 

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.