Liên hoan xiếc quốc tế 2019: Kỳ vọng xiếc Việt ra biển lớn?

Chia sẻ

PNTĐ-Tối 20/10, sau 6 ngày tranh tài sôi nổi, Liên hoan Xiếc quốc tế 2019 đã bế mạc.

 
14 tiết mục được trao giải chính thức có 12 giải thuộc về các tiết mục của Việt Nam. Kết quả này liệu đã chứng tỏ sự khởi sắc của xiếc Việt?
 
 
Liên hoan xiếc quốc tế 2019: Kỳ vọng xiếc Việt ra biển lớn? - ảnh 1
Tiết mục Nhào sào của Liên đoàn Xiếc Việt Nam, một trong những tiết mục hiếm hoi khi nâng cao độ khó của kỹ thuật của thể loại

Xiếc Việt được đánh giá cao 
 
Rạp xiếc Trung ương với hơn 1.200 chỗ ngồi hầu như chật kín và sôi động với những tràng pháo tay dài không dứt. Một số buổi diễn hết sạch chỗ ngay sau khi mở màn, nhiều khán giả phải ra về trong tiếc nuối. Không ngoa khi nhìn thấy rõ sức hấp dẫn đặc biệt của loại hình nghệ thuật xiếc đối với khán giả. 
 
Tiết mục Đu dây da đơn của Liam Dummer (Australia) và Wai Eddy Goh (Singapore) đều đem đến những tạo hình ấn tượng cùng sức mạnh của đôi tay, chân với dây được treo trên cao. Tiết mục Cột xoay biểu diễn của đôi nam nữ đến từ đất nước Cuba đã khiến khán giả phấn khích, hò reo, cổ vũ bởi sự phối hợp ăn ý và kỹ thuật điêu luyện trong từng chuyển động với cây cột xoay trên không trung của các nghệ sỹ; Đứng tay của diễn viên Ai Cập đã ngày một nâng độ khó, làm “đứng tim” khán giả khi xếp dần từng nấc thang và cuối cùng đứng tay trên “tòa tháp” cách mặt đất khoảng 6-7m…
 
Cùng với đó, các tiết mục dự thi của nghệ sĩ Việt Nam như: Nhào sào, Vòng xoay mạo hiểm, Đu sen, Đu son, Tạo hình trên đôi giày trượt  (Liên đoàn Xiếc Việt Nam), Giấc mộng phù vân (Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam)… cũng khiến người xem thán phục.
 
Jams Brown, nghệ sĩ từ Australia chia sẻ: “Tôi thấy các nghệ sĩ xiếc Việt Nam đã đầu tư được nhiều tiết mục xiếc tập thể rất hoành tráng, công phu. Các bạn Việt Nam đã không chỉ chú ý tới kỹ thuật mà cả yếu tố nghệ thuật cũng được quan tâm.”. Tại Liên hoan, lần đầu tiên các diễn viên xiếc trẻ của Việt Nam thực hiện những động tác kỹ thuật đẳng cấp cao và thành công như động tác ôm gối xoắn 2 vòng, nhào 2 vòng phải lật (tiết mục Nhào sào). Dù còn rất trẻ, hai diễn viên của trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam đã có thể thực hiện điêu luyện những động tác kỹ thuật khó trên cao với “Giấc mộng phù vân”. 
 
Đừng vội… mừng
 
Mặc dù các tiết mục xiếc Việt Nam áp đảo tại Liên hoan lần này, tuy nhiên nếu nhìn toàn diện thì đa phần các tiết mục tham dự Liên hoan kể cả của đoàn quốc tế và Việt Nam vẫn thiếu nét mới. 
 
Nếu để thi giữa các đơn vị nghệ thuật xiếc Việt Nam với nhau thì không có gì đáng nói, nhưng Liên hoan xiếc quốc tế tại Việt Nam là một cuộc liên hoan mang tầm cỡ quốc tế, điều này đòi hỏi Ban tổ chức cần rút kinh nghiệm để có thể Liên hoan lần sau thu hút được đông đảo hơn số lượng các đoàn quốc tế. Theo NSND Vũ Ngoạn Hợp vì điều kiện lưu diễn và thời gian chuẩn bị quá gấp nên Liên hoan chưa thu hút được số lượng lớn các đơn vị quốc tế tham dự, số tiết mục tham dự thường chỉ là những tiết mục đơn hoặc một nhóm 2 - 3 người biểu diễn và có nhiều tiết mục bị trùng lắp về thể loại.
 
“Muốn thu hút được nhiều quốc gia có nền nghệ thuật xiếc phát triển, theo tôi Ban tổ chức nên có kế hoạch thông báo trước cả năm là tốt nhất. Có như vậy, nghệ sĩ và khán giả Việt Nam mới có cơ hội được xem nhiều tiết mục mới của xiếc quốc tế hơn”, NSND Vũ Ngoạn Hợp khẳng định. Và cũng không nên lấy số lượng giải thưởng cao áp đảo của các đơn vị xiếc trong nước để vội mừng cho chất lượng và trình độ kỹ thuật, kỹ xảo của xiếc Việt.
 
Có lẽ, chính vì vậy mà NSND Tạ Duy Ánh, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật cũng đánh giá một số tiết mục chưa có những tìm tòi sáng tạo mới, kỹ thuật chưa cao nên cũng không thể hiện được hết năng lực.
 
Rõ ràng đã là một cuộc thi thì phải có giải và giám khảo buộc phải “so bó đũa chọn cột cờ”, xin đừng bằng lòng với những gì đã đạt được nếu muốn nâng tầm xiếc Việt vượt ra biển lớn, hội nhập với nền nghệ thuật xiếc tiên tiến của thế giới.
 
Trần Trung 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.