Chính quyền địa phương hứa siết chặt quản lý

Chia sẻ

Báo Phụ nữ Thủ đô số 1 ra ngày 1/1/2020 có bài viết: “Tái diễn chiêu trò núp bóng quà tặng để bán hàng kém chất lượng”. Sau khi bài báo đăng, phóng viên đã nhận được thông tin phản hồi từ UBND phường Gia Thụy và UBND huyện Quốc Oai.

UBND phường nghiêm túc rút kinh nghiệm

Ông Đặng Việt Phương, Chủ tịch UBND phường Gia Thuỵ khẳng định, việc Công ty TNHH Thương mại ISHIBA xin phép một đằng, làm một nẻo là sai. UBND phường nghiêm túc rút kinh nghiệm và ngay lập tức chỉ đạo các tổ trưởng tổ dân phố muốn tổ chức hoạt động gì tại nhà văn hoá tổ dân phố phải có sự đồng ý của lãnh đạo phường. Ông Dương Đình Tình, Trưởng phòng Kinh tế quận Long Biên cũng cho biết, trong các cuộc họp giao ban, UBND quận đã yêu cầu UBND các phường nhắc nhở các tổ chức đoàn thể phải kiểm tra tư cách pháp nhân các đơn vị đến tặng quà, giới thiệu sản phẩm ở địa phương.

Liên quan đến nội dung phản ánh của người dân thôn Ngọc Than - xã Ngọc Mỹ, ông Nguyễn Đức Phương - Phó Chủ tịch huyện Quốc Oai cho biết, theo nội dung cam kết tại công văn số 103/TT-NM ngày 1/10/2019 về việc “Tặng quà cho các gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa”, Công ty TNHH Nhật Minh và Hoàng Long tặng đồng hồ và thiệp chúc mừng cho các hộ dân xã Ngọc Mỹ với cam kết là để tuyên truyền quảng bá, xây dựng thương hiệu cho Công ty, không bán hàng, không ràng buộc người dân địa phương và các gia đình nhận quà dưới bất kỳ hình thức nào, vận chuyển và tặng quà tại địa phương miễn phí.

Giấy tờ của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ CN Nhật Minh (ảnh do UBND huyện Quốc Oai cung cấp)Giấy tờ của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ CN Nhật Minh (ảnh do UBND huyện Quốc Oai cung cấp)

Việc tặng quà diễn ra ở một số xã khác không có phản ứng xấu, không có bức xúc nào của người dân. Việc người dân Ngọc Mỹ bức xúc nguyên nhân chính là do thôn Ngọc Than - xã Ngọc Mỹ có hơn hai ngàn hộ gia đình. Trong khi đó một buổi sáng kế hoạch của công ty chỉ cấp phát được 500 xuất quà. Nhưng UBND xã Ngọc Mỹ lại gửi giấy mời tất cả hơn hai ngàn hộ đến nhận quà, do vậy dẫn đến hơn một ngàn hộ đến phải về không, gây bức xúc nhân dân. UBND huyện đã yêu cầu UBND xã Ngọc Mỹ báo cáo giải trình và nhắc nhở rút kinh nghiệm.

Huyện cũng đã được nghe phản ánh của người dân về một vài nơi có các trường hợp khác núp bóng bán hàng, kinh doanh như đồ dùng gia đình, khám bệnh bán thuốc. Những trường hợp đó xảy ra từ những năm trước, mấy năm gần đây không còn hiện tượng này nữa. UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, địa phương, các xã, thị trấn tại các Hội nghị giao ban và giao các ngành trên các lĩnh vực quán triệt, chỉ đạo không để các hiện tượng núp bóng giới thiệu sản phẩm để bán hàng cho nhân dân.

Người dân cần cảnh giác với hiện tượng lừa đảo

Theo ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, mặc dù có các thông tin đăng tải về hiện tượng bán hàng không rõ nguồn gốc tại các phường, xã nhưng Cục chưa nhận được phản ánh nên không có số liệu cụ thể. Quan điểm của Cục là luôn khuyến khích các tổ chức, cá nhân tố giác ngay cho lực lượng quản lý thị trường quận, huyện, thành phố để tổ chức thu giữ hàng hoá, ngăn chặn lừa đảo. “Người dân khi mua sắm các sản phẩm phải kiểm tra giấy bảo hành, tem chống hàng giả, nguồn gốc xuất xứ... để bảo vệ quyền lợi của chính mình”, ông Lộc cảnh báo.

Theo luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng phòng luật Tinh Thông, việc mua bán hàng hóa, ngoại trừ các mặt hàng cấm thì người dân tự do mua bán, thỏa thuận, do đó khó có thể xử lý hình sự với các đối tượng này. Vì vậy, chính quyền địa phương nên theo dõi, giám sát các đợt giới thiệu sản phẩm trên địa bàn để kịp thời xử lý các trường hợp có dấu hiệu vi phạm. “Tấm vé thông hành” mà các công ty “ma” dùng để lừa bịp người dân chính là xác nhận viết tay, chữ ký và dấu đỏ của chính quyền sở tại. Cách thức lừa đảo của các đối tượng thay đổi liên tục hòng che mắt người dân và cơ quan chức năng nhưng thực chất vẫn là “bình mới rượu cũ”. Luật sư Diệp Năng Bình cũng khuyến cáo người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, nếu có hiện tượng lừa đảo thì báo với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thiết nghĩ, đã đến lúc chính quyền địa phương cần sàng lọc thông tin bao quát hơn, đặc biệt, kiểm tra chặt chẽ giấy tờ pháp nhân của công ty, nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm và kiểm tra danh tính của công ty đó giúp người dân tránh rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”.

Tuệ Liên 

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.