Bình tĩnh ứng phó, phòng ngừa lây nhiễm virus corona

Chia sẻ

Trước diễn biến phức tạp, sự gia tăng từng giờ lượng người mắc, tử vong tại Trung Quốc và thế giới do dịch viêm đường hô hấp cấp, điều người dân cần làm nhất lúc này là cập nhật nguồn tin đáng tin cậy về diễn biến bệnh, thực hiện đúng hướng dẫn của c

Trong 2 ngày từ 1-2/2/2020, hơn 5.000 trường học và nhóm lớp tại Hà Nội đã được phun thuốc khử trùng, khử khuẩn phòng dịch do virus nCoVTrong 2 ngày từ 1-2/2/2020, hơn 5.000 trường học và nhóm lớp tại Hà Nội đã được phun thuốc khử trùng, khử khuẩn phòng dịch do virus nCoV (Ảnh: Phạm Hùng)

Virus corona không tự lây truyền qua đường không khí

Chủng mới của virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới, tương tự virus Corona gây ra dịch SARS trước đây, nhưng khác ở chỗ: nCoV dễ lây lan hơn, tính chất lây nhiễm cao hơn với ngưỡng mật độ virus trong không khí thấp hơn. Đó là nguyên nhân khiến mỗi ngày số ca mắc tại Trung Quốc tăng thêm hàng trăm người, tức là lây lan ngoài cộng đồng rất mạnh.

Về cơ chế, nCoV có sự lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tuy nhiên, virus corona không dễ dàng lây nhiễm qua không khí vì thời gian sống trong không khí không dài. Chúng phải ở môi trường chất lỏng trong cơ thể người mới có thể tồn tại được.

Cập nhật tình hình dịch bệnh do virus nCoV Tới 16h00 ngày 3/2/2020, trên thế giới có 17.486 người mắc virus nCoV, 362 người tử vong (trong đó Trung Quốc 361 trường hợp, Philippines 1 trường hợp tử vong). Việt Nam hiện có 8 người mắc nCoV. Trong đó có 2 cha con người Trung Quốc (1 người đã khỏi); 4 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (1 người đã khỏi và được xuất viện); 1 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc; 1 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Đặc biệt, theo ThS.BSCKII Nguyễn Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguy cơ lây nhiễm tăng cao khi tiếp xúc với người mắc bệnh trong vòng 2m trở xuống. Người nào vô tình hít phải hoặc tiếp xúc với các giọt bắn bám trên các bề mặt, quần áo, tay, chân sẽ bị nhiễm. Các nghiên cứu cho thấy, nCoV ủ bệnh trong khoảng 5 ngày (thời gian có thể rộng hơn từ 2 đến 14 ngày). Sau đó, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng sốt, ho, hắt hơi. Khả năng lây lan trong thời gian ủ bệnh của nCoV và virus nói chung thấp, do virus chưa bị cơ thể đào thải thông qua các hoạt động ho, hắt hơi.

Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Không tùy tiện sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 - 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và có thể nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền. Người dân ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc chủng mới của virus Corona. Tuy nhiên, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính (như hen phế quản, tiểu đường, bệnh tim mạch…) sẽ dễ bị mắc và bệnh thường nặng hơn.

Giữ sức khỏe cho học sinh trong mùa dịch bệnhGiữ sức khỏe cho học sinh trong mùa dịch bệnh (Ảnh: Nguyễn Thực)

Tại thời điểm này, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona nCoV gây ra. Những người bệnh hiện nay được điều trị giảm các triệu chứng, các trường hợp bệnh nặng sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ tối ưu nhất. Một số phương pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu, thực hiện trong điều trị lâm sàng cho các bệnh nhân.

Đáng nói, rất nhiều người dân khi có hiện tượng cảm cúm, ho, sốt nhẹ lại có tư tưởng “chữa nhầm hơn bỏ sót”, tự dùng kháng sinh hoặc mua thuốc Tamiflu về điều trị. Tuy nhiên, cúm thông thường là do virus thuộc họ Influenza gây ra chứ không phải trong họ CoV. Vì thế, PGS.TS Trần Đắc Phu khẳng định: Thuốc Tamiflu (dùng để diệt virus cúm) không thể dùng điều trị bệnh do nCoV gây ra.

Bên cạnh đó, kháng sinh (thuốc chuyên tiêu diệt vi khuẩn) cũng không thể dùng để diệt virus nCoV. Trường hợp vào viện, bệnh nhân có thể điều trị kháng sinh là do khi bị virus xâm nhập, cơ thể yếu nên các loại vi khuẩn khác có thể thừa dịp tấn công, nên bác sĩ cần chỉ định dùng thêm kháng sinh. Kháng sinh không phải thuốc chữa bách bệnh và càng không thể uống tùy tiện vì nó sẽ dẫn đến nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh, gây hại cho cơ thể.

Chủ động chăm sóc sức khỏe để phòng tránh bệnh

Theo TS.BS Nguyễn Trung Cấp - Phó trưởng khoa Cấp cứu (bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), đối với học sinh và người dân, cách phòng bệnh đơn giản nhất là tự chăm sóc sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, đeo khẩu trang, giữ vệ sinh sạch sẽ…

Điều quan trọng nhất là phải luôn rửa tay với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây trước khi đụng vào các bộ phận trên mặt hoặc vào thức ăn. Trường hợp không có xà phòng và nước sạch, người dân có thể dùng sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh. Bởi da tay nơi tiếp xúc nhiều nhất với các bề mặt chứa virus, vi khuẩn, nhưng do da là phòng tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ thể nên virus không thể thâm nhập qua da để gây bệnh. Chỉ khi để tay bẩn tiếp xúc với các bộ phận như mắt, mũi, miệng thì virus mới có thể đi vào cơ thể và tấn công các tế bào của chúng ta.

Ngoài ra, người dân cũng cần lưu ý thực hiện các cách phòng ngừa theo khuyến cáo của Bộ Y tế: Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín; Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh; Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người; Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã; Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao; Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa; Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở người bệnh phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Để tăng cường sức đề kháng nhà trường và phụ huynh nên khuyến khích các em uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây, tăng cường các loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, việc uống đủ nước và ngủ sớm, đủ giấc rất quan trọng trong việc giữ sức khỏe cho học sinh cũng như người lớn trong mùa dịch bệnh.

Tình hình sẽ phức tạp nếu nhận thức của cộng đồng không đúng

Tới nay, từ những bài học rút ra từ các đợt chống dịch bệnh truyền nhiễm do cúm A/H1N1, H5N1, MERS-CoV và đặc biệt là SARS đã giúp Việt Nam bình tĩnh chủ động đưa ra những phương án ứng phó thích hợp với dịch do nCoV lần này. Tuy nhiên, thời gian qua, việc nhiều đối tượng tung tin giả về dịch bệnh gây ra không ít sự hoang mang trong dư luận. Gần đây nhất, trên mạng còn xuất hiện giấy xét nghiệm giả của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, với kết quả bệnh nhân dương tính với nCoV.

Đôi khi, mối nguy của những tin tức giả về chủng virus nCoV đang lan truyền trên mạng xã hội còn cao hơn rất nhiều so với dịch bệnh vào thời điểm hiện tại. Các chuyên gia, bác sĩ và cơ quan chức năng bên cạnh điều trị cho bệnh nhân mắc nCoV, thực hiện nhiệm vụ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, còn phải chạy theo các tin giả để đính chính, thông tin lại với người dân… gây lãng phí thời gian, ảnh hưởng không tốt tới hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Bởi vậy, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng trong phòng, chống dịch cúm do virus nCoV, cũng như xử lý nghiêm những trường hợp tung tin thất thiệt, người dân cần tự trang bị cho bản thân một “màng lọc” thông tin, tỉnh táo nhận biết đâu là tin thật, đâu là tin giả.

Thảo Hương 

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.