Khẩu trang y tế “hạ nhiệt” nhưng vẫn khan hiếm

Chia sẻ

Ngày 3/2, nhiều cửa hàng thuốc ở Hà Nội treo biển không bán khẩu trangNgày 3/2, nhiều cửa hàng thuốc ở Hà Nội treo biển không bán khẩu trang

Sau khi có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng, 16 cửa hàng và 2 cá nhân tại Hà Nội bị xử phạt do đẩy giá bán khẩu trang y tế, dung dịch sát trùng tăng cao bất hợp lý, nhiều nơi đã dè dặt hơn trong việc cung ứng mặt hàng, hoặc là thông báo hết hàng hoặc là bán số lượng ít với giá bán giảm mạnh so với những ngày trước đó.

Ngày 3/2/2020, tại phố Phương Mai, quận Đống Đa - tuyến phố tập trung nhiều hiệu thuốc, cửa hàng vật tư y tế - nhiều người dân tìm đến hỏi mua khẩu trang y tế, nước rửa tay… nhưng không còn tình trạng xếp hàng như 2 ngày trước. Tuy nhiên, đi hơn 5 cửa hàng, anh Nguyễn Trọng Thịnh ở Kim Liên chỉ mua được 1 hộp khẩu trang y tế với giá 70.000 đồng. “Nhiều nhà thuốc không còn khẩu trang, nước rửa tay sát trùng để bán, đi mấy nơi mới tìm được cửa hàng còn khẩu trang nhưng họ chỉ bán 1 hộp, giá bán đã giảm 1/5 so với mấy ngày trước” – anh Thịnh cho biết.

Tình trạng này cũng đang diễn ra tại phố Ngọc Khánh, quận Ba Đình; “chợ thuốc” Hapulico, quận Thanh Xuân. Sau đợt kiểm tra gắt gao, xử phạt nghiêm của các cơ quan chức năng, nhiều cửa hàng thuốc đồng loạt treo biển “không còn khẩu trang, nước sát khuẩn bán”; “không bán khẩu trang, miễn hỏi”. Chị Ngọc – chủ một hàng ở “chợ thuốc” cho biết: Mấy ngày hôm nay khách đến quầy chủ yếu mua khẩu trang, nước sát trùng chân – tay – miệng với số lượng lớn nhưng không có hàng để bán và không biết đến bao giờ mới có hàng. Đi một vòng quanh chợ thuốc, chị Nguyễn Thị Thanh ở phố Hoàng Mai phải ra về tay trắng. “Mấy hôm nay, tôi liên tục đặt hàng trên mạng cho công ty nhưng không mua được hàng đúng giá, có mối chào hàng thì giá bán đắt gấp đôi, gấp rưỡi; đến chợ bán buôn cũng không có hàng trong khi công ty tôi có nhu cầu mua khẩu trang số lượng lớn cho nhân viên”.

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, khẩu trang không nằm trong diện mặt hàng bình ổn giá hoặc nhà nước định giá, tuy nhiên, việc cố tình găm hàng, đầu cơ hàng không bán cũng có thể bị xem xét xử lý theo quy định pháp luật. Trước hiện tượng nhiều nhà thuốc treo biển không bán khẩu trang, nước sát khuẩn, lực lượng quản lý thị trường sẽ kiểm tra, nếu phát hiện trong quầy vẫn còn hàng nhưng cố tình không bán thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Trong diễn biến khác, để đảm bảo đủ nguồn cung khẩu trang y tế phục vụ nhu cầu phòng chống dịch bệnh nCoV của người dân, nhiều doanh nghiệp dệt may đã “tăng tốc” sản xuất để tăng số lượng khẩu trang cung ứng cho thị trường với cam kết không tăng giá bán. Ông Trần Việt - Tổng Giám đốc công ty Dệt kim Đông Xuân cho biết: với thế mạnh chuyên sản xuất loại vải dệt kim kháng khuẩn để may thành các sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản, đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về trang phục kháng khuẩn của thị trường khó tính này, công ty đã tiến hành sản xuất khẩu trang với số lượng 50.000 chiếc/ngày và có thể mở rộng quy mô để sản xuất khẩu trang kháng khuẩn với sản lượng lên đến 300.000 chiếc/ngày. Công ty Babu chuyên sản xuất thời trang trẻ em, trong đó có mặt hàng khẩu trang đang gấp rút mở rộng dây chuyền. Khẩu trang của công ty làm từ sợi tre thân thiện với môi trường và đảm bảo khả năng kháng khuẩn lâu dài. Tuy nhiên, điều các doanh nghiệp lo ngại là thiếu nguyên liệu sản xuất và mong muốn Bộ Công Thương hỗ trợ kết nối nguồn cung về vải để có thể sản xuất được khẩu trang đủ số lượng yêu cầu; Bộ Y tế sớm hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục để công nhận sản phẩm khẩu trang đạt yêu cầu chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật.

Việt Bách

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.