Hà Nội: Các bệnh viện sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19

Chia sẻ

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh phải luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống ở mức cao nhất. Thời điểm này, các biện pháp tổ chức tiếp nhận, điều trị và quản lý, theo dõi cách ly triệt để tại chỗ khi có người mắc Covid-19 là hết sức quan trọng. Trong những ngày tới, nếu xuất hiện thêm ca dương tính với chủng mới của virus corona tại Hà Nội, thành phố vẫn sẵn sàng tâm thế để tiếp tục điều tra, cách ly vì điều này vẫn nằm trong kịch bản có sẵn.

Theo đó, 6 BV mũi nhọn là Bắc Thăng Long, Đống Đa, Thanh Nhàn, Đức Giang, Xanh Pôn, Hà Đông đã có phương án chuẩn bị 1.000 giường bệnh, đáp ứng đầy đủ cơ số thuốc, trang bị, vật tư tiêu hao, tổ chức diễn tập sẵn sàng kích hoạt khi có tình huống ca bệnh xảy ra. Hà Nội cũng đã thành lập 5 đội phản ứng nhanh thường trực 24/24 giờ, tổ chức xuống thực địa để triển khai các biện pháp khoanh vùng, điều tra, xử lý ổ dịch, lấy mẫu bệnh phẩm tất cả trường hợp nghi nhiễm Covid-19 để làm xét nghiệm.

Đơn cử tại bệnh viện Đa khoa Đống Đa - tuyến đầu trong phòng chống Covid-19 của Hà Nội, BS Phạm Bá Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện, cho biết: "Bệnh viện sẽ trở thành nơi chỉ cách ly và điều trị người bệnh Covid-19 khi dịch lây lan mạnh trong cộng đồng". Ngay từ đầu mùa dịch, bệnh viện siết chặt hơn quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn như lau rửa, khử trùng hai lần một ngày bằng dung dịch Cloramin B. Các khu vực khử trùng gồm cửa ra vào, khoa Khám bệnh, khu cấp cứu, khoa Truyền nhiễm và khu cách ly người nghi nhiễm. Các thùng chứa chất thải, khẩu trang và quần áo của bệnh nhân được coi là chất gây lây nhiễm và xử lý theo quy trình.

Tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang, BS Phan Thị Thanh Bình - Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, đơn vị đã chuẩn bị 70 giường bệnh, phòng khám riêng cùng các thiết bị, vật tư y tế ở tòa nhà F để cách ly các bệnh nhân. Cứ 10 bệnh nhân sẽ có một nhóm điều trị. Mỗi nhóm điều trị gồm một bác sĩ, 2 điều dưỡng, một hộ lý khử khuẩn, một nhân viên cận lâm sàng, xét nghiệm máu, và người phục vụ sinh hoạt. Bệnh nhân được khám 2 lần một ngày. Tổng cộng bệnh viện có 12 bác sĩ, 40 điều dưỡng và hai hộ lý sức khỏe tốt, chia nhau tham gia chăm sóc bệnh nhân vào 2 ca sáng, tối.

Ngọc Văn

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).