"Những ngày không quên" - phim truyền hình đầu tiên về phòng, chống dịch Covid-19

Chia sẻ

"Những ngày không quên" là bộ phim truyền hình đầy tính thời sự về đề tài phòng, chống dịch Covid-19, vừa được Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam) gấp rút thực hiện.

"Những ngày không quên" sẽ ra mắt khán giả vào khung giờ "vàng" 21h thứ hai đến thứ sáu hằng tuần trên kênh VTV1, bắt đầu từ ngày 6-4. Với mong muốn mang đến những bộ phim đáp ứng nhu cầu của khán giả, phản ánh những vấn đề nóng bỏng trong đời sống, đồng thời truyền đi thông điệp về phòng, chống dịch bệnh, cổ vũ, động viên mọi người chung tay đẩy lùi dịch Covid-19, Trung tâm Sản xuất phim truyền hình đã huy động lực lượng để sản xuất bộ phim "Những ngày không quên".

Nghệ sĩ nhân dân Trung Anh trở lại với vai ông Sơn.Nghệ sĩ nhân dân Trung Anh trở lại với vai ông Sơn.

Ngày 2-4, theo thông tin chính thức của đơn vị sản xuất, "Những ngày không quên" lấy nhân vật chính của các bộ phim quen thuộc phát sóng trên truyền hình gần đây như "Về nhà đi con" và "Cô gái nhà người ta" để tái hiện đời sống hai không gian điển hình thành phố và nông thôn ở Việt Nam khi dịch bệnh ập đến.

Khán giả sẽ gặp lại các diễn viên quen thuộc.Khán giả sẽ gặp lại các diễn viên quen thuộc.

Phim kết nối khéo léo bằng cách mở ra câu chuyện ông Sơn "Về nhà đi con" quê gốc ở làng Yên "Cô gái nhà người ta". Dịch Covid-19 xuất hiện khiến cả gia đình ông Sơn và người dân làng Yên biến động.

Những tình tiết lần lượt được đưa vào phim tạo nên sự sinh động, hấp dẫn và thời sự, như chuyện ông Sơn về làng Yên ăn giỗ thì làng bị cách ly do có người nhiễm Covid-19 đi qua; vợ chồng Vũ - Thư lại đang ở vùng dịch châu Âu; Quốc - chồng Huệ từ nước ngoài về đang cách ly; Khoa - Uyên hoãn đám cưới vì dịch...

Trong "Những ngày không quên", các vấn đề bức xúc của xã hội đều được đề cập. Đó là việc đổ xô đi tích trữ thực phẩm, găm hàng, tăng giá, tin giả, trốn cách ly... Nhưng quan trọng nhất, phim làm nổi bật câu chuyện về tình người, ý thức trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, sự đoàn kết và chung tay, sự tri ân với những lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.

Khán giả sẽ được gặp lại nhiều diễn viên quen thuộc và được yêu mến ở hai bộ phim "Về nhà đi con" và "Cô gái nhà người ta" như các Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Dũng, Trung Anh, Bùi Bài Bình; Nghệ sĩ ưu tú Tiến Quang; diễn viên Thu Quỳnh, Bảo Thanh, Bảo Hân, Tuấn Tú, Quốc Trường, Phương Oanh, Đình Tú, Việt Bắc, Hương Giang...

Ngoài ra, phim cũng có một số gương mặt khách mời cũng từ các phim truyền hình gần đây như Hồng Đăng, Hồng Diễm, Thanh Hương...

Đây cũng là lần đầu tiên Trung tâm Sản xuất phim truyền hình thực hiện một bộ phim dài tập kết hợp các nhân vật sẵn có ở những bộ phim khác, hứa hẹn sự bất ngờ thú vị cho khán giả. "Những ngày không quên" do Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Danh Dũng và Trịnh Lê Phong đạo diễn.

Yên Nga/Hà Nội mới

Theo http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Giai-tri/963122/nhung-ngay-khong-quen---phim-truyen-hinh-dau-tien-ve-phong-chong-dich-covid-19

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.