Bài học cuộc sống từ những "vết chân tròn"

Chia sẻ

Chúng tôi đã có những bài học cuộc sống đầu tiên từ một người bạn lớn có "vết chân tròn" đặc biệt. Sau này tôi nghĩ, đó là điều đặc biệt nhất của tuổi thơ tôi.

Bên xóm tôi có dòng sông nhỏ. Con sông ngăn làng với núi. Làng nằm phía lở, phía bồi cách núi chưa được hai cây số. Phía bên lở có nguyên một cánh đồng chỉ toàn lúa còn phía bồi gần núi cũng có một cánh đồng nhưng là cánh đồng "tổng hợp”. Ở bên đó có những đám ruộng nằm ở chỗ trũng, trên đồi có bắp, mía, khoai lang và sát bãi cát là những đám dưa hấu, dưa leo, khổ qua, mướp, bí, vân vân... Người lớn qua sông bằng ghe, còn con nít chúng tôi chỉ đợi mùa khô mới được qua bên ấy.

Bài học cuộc sống từ những (Ảnh: minh họa)

Bên bồi con sông quê là thiên đường của tuổi thơ mục đồng xóm tôi. Không chỉ thỏa thê vui chơi đồng bãi mà chúng tôi đã có những bài học đầu tiên từ một  "người bạn lớn”. Sau này tôi nghĩ, đó là điều đặc biệt nhất của tuổi thơ tôi.

 “Người bạn lớn” của chúng tôi là chú Cảnh. Không phải bây giờ mà ngay từ cái hồi rất nhỏ ấy, tôi đã nghĩ “vết chân tròn vẫn đi về trên con đường mòn cát trắng quê tôi” trong bài hát của nhạc sĩ Trần Tiến sao giống chú Cảnh quá. Chỉ có điều chú Cảnh không dạy học, không đánh đàn mà chỉ trồng dưa và kể chuyện nên xin lỗi nhạc sĩ khi tôi hát bài “Vết chân tròn” theo ngôn ngữ của tôi “anh thương binh vẫn đến đồng làng và ngày ngày kể các em thơ câu chuyện quê hương…”

Chú Cảnh vào lính muộn, đi bộ đội được vài năm thì thống nhất đất nước. Chú về làng trên một chiếc nạng gỗ. Lấy vợ, sinh con và phía bãi bồi bên sông là cơ nghiệp của chú.

Không phải vì tôi thường được chú cho dưa, bắp mà lê la theo gót. Chính xác là yêu mến có kèm ngưỡng mộ. Tôi có thể ngồi cả buổi chỉ để nhìn chú làm việc. Rất khéo léo, chỉ một chân nhưng chú có thể cày, cuốc, trồng, tưới nước, nhổ cỏ bắt sâu và thu hoạch... “Một chân tròn” nhưng chú có thể vác cả bao dưa nặng chất lên ghe chèo qua phía bên kia và vững chãi bước lên cái dốc dựng đứng mà tôi đã nhiều lần trượt dốc dù tay chỉ cầm cái roi nhỏ. Chú Cảnh làm việc gấp đôi người khác – lời của mẹ tôi. Chú bảo nhờ mấy năm hành quân mà sức khỏe trở nên dẻo dai và chai lì với mưa nắng. Nếu không có những ngày gian nan đó chắc đã không đủ sức lực và ý chí để biến vùng đất tràn cỏ tranh thành những đám ngô đặc trái và những ruộng dưa xanh mượt và lổn ngổn quả như bây giờ.

Giữa những ngày lao động vất vả, thường thì đầu giờ chiều là những phút nghỉ ngơi thư thả của chú. Bên sông, bóng cây mù u mát rượi, gió thổi man mác và trên thảm cỏ xanh mướt dưới gốc cây to, chú kể cho tôi và các bạn nghe câu chuyện chiến trường. Tôi nghe hết nhưng bây giờ có thể không nhớ hết. Nhưng ám vào tâm trí tôi là câu chuyện người đồng đội kéo lê khúc chân lủng lẳn xuống suối lấy nước khi bạn đang cơn khát cao trào vì bị kìm kẹp giữa nóng và lạnh của căn bệnh sốt rét. Câu chuyện được chú kể nhiều lần và lần nào cũng làm tôi mủi lòng muốn khóc.

 Tôi lớn lên, xa bãi bồi bên sông, dấn thân vào cuộc mưu sinh. Có những khi tai ương bất ngờ đổ ào xuống, không kịp trở tay. Nhiều lúc muốn bỏ hết, muốn nằm vật vã ăn vạ cuộc đời. Nhưng may thay, những lúc ở bên bờ vực gục ngã, trong tôi lại hiện lên những “vết chân tròn” trên bãi cát phía bồi con sông quê. Và thế là tôi lại phủi tay, đứng dậy nhìn tới, bước thẳng…

   Nguyễn Thị Bích Nhàn

 

Tin cùng chuyên mục

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.