Làm gì để tăng sức đề kháng, ngừa nguy cơ mắc Covid-19?

Chia sẻ

Việc sử dụng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn giúp ngăn cản và giảm nguy cơ truyền bệnh Covid-19 nhưng chỉ có tác dụng như lớp bảo vệ bên ngoài. Sức đề kháng mới là “thành trì” bảo vệ sức khỏe khỏi sự tấn công từ các tác nhân gây bệnh.

Miễn nhiễn với virus corona nhờ tăng sức đề kháng của cơ thể.Miễn nhiễn với virus corona nhờ tăng sức đề kháng của cơ thể.

Vì vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chủ động tăng sức đề kháng thông qua nghỉ ngơi, luyện tập và bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể là vô cùng cần thiết.

Việc sử dụng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn giúp ngăn cản và giảm nguy cơ truyền bệnh Covid-19 nhưng chỉ có tác dụng như lớp bảo vệ bên ngoài. Sức đề kháng mới là “thành trì” bảo vệ sức khỏe khỏi sự tấn công từ các tác nhân gây bệnh, nhất là trong thời điểm tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tiềm ẩn trong cộng đồng như hiện nay.

Để tăng sức đề kháng, chế độ dinh dưỡng phải cung cấp đủ năng lượng, đủ chất đạm, tinh bột, đường, kiểm soát chất béo, tăng cường vitamin A, vitamin E, vitamin D và vitamin C, tăng cường kẽm, selen và sắt, tăng cường probiotic. Trong đó, vitamin C được đánh giá là vitamin có khả năng giúp tăng cường đề kháng tốt nhất. Đây là loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của hệ miễn dịch. Từ đó kích thích sự hình thành các kháng thể và làm mạnh chức năng của hệ miễn dịch.

Ngoài ra, có rất nhiều hoa quả, gia vị sẵn có trong tự nhiên mà chúng ta có thể dùng trực tiếp hoặc kết hợp khi chế biến món ăn, thức uống giúp tăng sức đề kháng của cơ thể: Tỏi (các thí nghiệm đã chỉ ra rằng, tỏi chứa allicin giúp kích thích các tế bào bạch cầu và các tế bào miễn dịch để tiêu diệt virus cảm lạnh và cúm, nấm và vi khuẩn), cam thảo (có tác dụng tẩy gốc tự do và kích thích miễn dịch), rau kinh giới (chứa 2 hợp chất mạnh là carvacrol và thymol, có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ), gừng (chứa nhiều hoạt chất có thể giúp làm sạch hệ bạch huyết và chống nhiễm trùng), ổi (một trái ổi có lượng vitamin C nhiều hơn 350% so với một quả cam và nhiều loại trái cây được sử dụng trong y học), các loại đậu (đậu chứa rất nhiều kẽm, đây là khoáng chất cần thiết để tạo ra các tế bào T - một loại tế bào bạch cầu giúp chống nhiễm trùng)...

Kết hợp chế độ dinh dưỡng, người dân cũng nên tăng cường các hoạt động tập luyện thể dục, thể thao phù hợp theo hoàn cảnh, để cơ thể tăng sức đề kháng, chống trọi tốt với dịch bệnh.

Ngọc Văn

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.