Hà Nội sớm chủ động các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết

Chia sẻ

Ngày 19/5, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 102/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội năm 2020.

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.

Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành hằng năm tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng trên 100 nghìn trường hợp mắc. Riêng năm 2019, cả nước đã ghi nhận hơn 320 nghìn trường hợp mắc (số ca mắc cao nhất trong 32 năm trở lại đây), trong đó có 53 trường hợp tử vong.

Tại Hà Nội, hằng năm đều ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết cao so với các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Năm 2019, toàn thành phố ghi nhận 12.256 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong. Hiện, thời tiết miền Bắc đang vào mùa hè, nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển.

Để chủ động sớm trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do sốt xuất huyết, khống chế kịp thời, không để dịch lớn xảy ra, trong kế hoạch phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố năm 2020, UBND thành phố đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể; rà soát và kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch sốt xuất huyết của địa phương, đơn vị, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh.

Riêng UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai các hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương. UBND xã, phường, thị trấn thành lập các lực lượng cộng tác viên, tổ giám sát và đội xung kích diệt bọ gậy trên địa bàn; duy trì công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy theo tuần hoặc tháng, tùy tình hình dịch bệnh...

Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, trong đó tăng cường giám sát các ổ dịch cũ, vật chủ trung gian truyền bệnh, ca bệnh... để kịp thời phát hiện sớm, xử lý triệt để, không để dịch bùng phát. Bên cạnh đó, thường xuyên tập huấn về phác đồ điều trị, phối hợp chặt chẽ giữa hệ điều trị và hệ dự phòng trong việc lấy mẫu bệnh phẩm chẩn đoán. Tại các bệnh viện, cần bố trí đủ giường bệnh, dịch truyền, thuốc sẵn sàng cấp cứu, điều trị người bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong.

 THU TRANG/HNM

Theo http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-song/967825/ha-noi-som-chu-dong-cac-bien-phap-phong-chong-sot-xuat-huyet

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.