Hà Nội: Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 tiếp tục giữ vững thứ hạng cao

Chia sẻ

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Hà Nội đã duy trì, giữ vững được thứ hạng cao về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS). TP tiếp tục được đánh giá cao về tính năng động, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, có nhiều sáng kiến, giải pháp, cách làm hay về CCHC.

TP đã đơn giản hóa 481 TTHC tiết giảm chi phí thực hiện TTHC cho tổ chức, cá nhân trên 91 tỷ đồng/nămTP đã đơn giản hóa 481 TTHC tiết giảm chi phí thực hiện TTHC cho tổ chức, cá nhân trên 91 tỷ đồng/năm

6/8 chỉ số thành phần CCHC đạt trên 80%

Đây là năm thứ ba liên tiếp Chỉ số CCHC của TP Hà Nội được duy trì, giữ vững thứ hạng cao;  trong đó các chỉ số thành phần trong kết quả Chỉ số CCHC năm 2019 của TP được đánh giá khá toàn diện với 6trong số 8 chỉ số thành phần đạt kết quả trên 80%. Đó là chỉ số thành phần “công tác chỉ đạo điều hành” đạt 8/8,5 điểm (tương đương 94,12%,tăng 13,12% so với năm 2018) với điểm nổi bật trong  chỉ đạo, điều hành của TP là tiếp tục kiên trì phương châm 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả”, “một người, một việc, một đầu mối xuyên suốt”, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về kết quả thực hiện CCHC. 

Chỉ sốthành phần tiếp theo đạt kết quả cao là xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật” được 8,782/10 điểm (87,82%). Có được kết quả này là TP quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, khả thi theo hướng minh bạch, thông thoáng, phù hợp với các luật, nghị định mới ban hành và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 

Chỉ số thành phần “cải cách thủ tục hành chính” đạt điểm cao: 13/14 điểm (tương đương 92,86%, tăng 4,86% so với năm 2018). TP đã rà soát, thông qua phương án đơn giản hóa đối với 154 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực; lũy kế đến nay, đã đơn giản hóa 481 TTHC với chi phí tiết giảm thực hiện TTHC cho tổ chức, cá nhân trên 91 tỷ đồng/năm. TP đã hoàn thành xây dựng và công bố 1.717 (đạt 100%) quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của các sở, ngành, chính quyền các cấp và công bố công khai theo quy định.

Chỉ số thành phần “cải cách tổ chức bộ máy” được 10,166/12 điểm (đạt 84,71%, tăng 1,71% so với năm trước) với điểm nổi bật là TP tiên phong, thành công, trong rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, được Trung ương và người dân đánh giá cao.

Chỉ số thành phần “xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức” được 11,87/14 điểm (84,76%) nhờ vào việc đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô ngày càng được chuẩn hóa về chuyên môn, có sự chuyển biến mạnh về tư duy, phong cách làm việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. Chất lượng tham mưu chính sách được chú trọng, có chiều sâu, đặc biệt là việc giải quyết các vấn đề khó, việc mới, phức tạp, chưa có tiền lệ. 

Chỉ số thành phần “hiện đại hóa nền hành chính”được 10,835/13 điểm (đạt 83,35%), trong đó điểm nổi bật là TP ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đưa vào sử dụng hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp và hệ thống thông tin chuyên ngành dùng chung (lĩnh vực giáo dục, y tế); kết nối 48 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ Quốc gia và đang phấn đấu năm 2020 đưa tiếp 200 dịch vụ công trực tuyến; thời gian xử lý công việc được rút ngắn, tăng tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn. TP có 1.424/1.611 thủ tục hành chính đạt dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. 

Các chỉ số thành phần còn lại là “Đánh giá tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội của TP” được 12,742/16 điểm (đạt 79,64%, tăng 0,64% so với năm trước) và chỉ số “Cải cách tài chính công” được 9,245/12,5 điểm (đạt 73,96%). 

Chỉ số SIPAS đạt chỉ tiêu đề ra

Năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp Chỉ số SIPAS của TP được trên 80%, đạt chỉ tiêu đề ra tại các Nghị quyết, chương trình và kế hoạch về CCHC của Chính phủ, Thành uỷ, UBND TP. 

Trong các chỉ số thành phần có 3/5 chỉ số đạt trên 80%. Đó là các chỉ số về Tiếp cận dịch vụ hành chính công đạt 83,14%; Thủ tục hành chính đạt 82,95%; Kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 84,22%. 

2/5 chỉ số thành phần tăng điểm so với năm 2018 là chỉ số về Tiếp cận hành chính tăng từ 82,56% (năm 2018) lên 83,14% (năm 2019); Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị tăng từ 70,70% (năm 2018) lên 72,33% (năm 2019). Còn 2/5 chỉ số thành phần đạt dưới 80% là các chỉ số thành phần về công chức trực tiếp giải quyết TTHC và Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị. 

Có 5 trong số 13 mong đợi có tỷ lệ người dân lựa chọn nhiều nhất là mong muốn mở rộng các hình thức thông tin để người dân biết đến nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết TTHC (chiếm 61,32% người dân, tổ chức được hỏi); mong muốn tiếp tục đơn giản hóa TTHC (chiếm 47,81%); mong muốn rút ngắn thời gian giải quyết TTHC (chiếm 46,13%); mong muốn tăng cường tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua bưu điện (chiếm 28,98%) và mong muốn tăng cường niêm yết công khai, minh bạch quy định TTHC (chiếm 26,56%).

Người dân có thể tự tra cứu TTHC tại các phường trên địa bàn TPNgười dân có thể tự tra cứu TTHC tại các phường trên địa bàn TP

Tiếp tục cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công

Công tác CCHC được  Thành ủy, HĐND và UBND TP xác định là một trong nhữngnhiệm vụ chính trị trọng tâmnhằm thực hiện hiệu quả chủ đề công tác "Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị 2019", với mục tiêu xây dựng TP theo hướng chính quyền điện tử, phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống chính quyền các cấp. 

Để tiếp tục duy trì thứ hạng Chỉ số CCHC, nâng cao Chỉ số SIPAS, khắc phục những chỉ số thành phần chưa được cải thiện, UBND TP chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, sự ủng hộ của người dân, tổ chức, doanh ngiệp đối với công tác CCHC, sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công. 

Đặc biệt, TP tiếp tục  rà soát, đơn giản hóa TTHC, loại bỏ các chi phí không chính thức cho người dân, doanh nghiệp. Kịp thời công bố, công khai và cập nhật TTHC theo quy định. Thực hiện tốt việc giải quyết hồ sơ TTHC cho người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC các cấp, nghiêm túc  xin lỗi người dân, tổ chức khi để trễ hẹn; kịp thời giải quyết các phản ánh, kiến nghị về các quy định TTHC; xử lý nghiêm các trường hợp giao tiếp, ứng xử thiếu chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức tại bộ phận tiếp dân, trực tiếp giải quyết TTHC với công dân.

Thực hiện có hiệu quả việc giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm; cơ chế khoán kinh phí hành chính, tự chủ tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị; thực hiện các giải pháp đảm bảo tỷ lệ giảm chi trực tiếp ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp theo đúng chỉ đạo của Trung ương.

Tiếp tục cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công, nhất là  dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, các dịch vụ công thiết yếu cơ bản: y tế, giáo dục, điện, nước, vệ sinh môi trường… 

 ĐỨC HẠNH

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khẳng định, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.