Những triết lý nhân văn trong “Hoàng tử bé”

Chia sẻ

"Hoàng tử bé" là tên một tác phẩm của nhà văn Antoine de Saint-Exupéry. Cuốn sách mở đầu bằng cuộc tranh cãi về bức tranh do tác giả vẽ hồi bé.

Bìa cuốn sách Bìa cuốn sách "Hoàng tử bé".

Khi đọc "Hoàng tử bé", tôi bỗng hiểu rằng, ai cũng có góc nhìn, thế giới quan của riêng mình. Cách tốt nhất để tránh xung đột, hiểu lầm là chúng ta hãy mở lòng mình hơn. Giống như Saint-Exupéry đã phải vẽ lại con trăn với phần bụng trong suốt, để mọi người có thể nhìn thấy con voi nằm bên trong.

Cuốn sách sau đó đã sang một trang mới, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, khi Hoàng tử bé - người có khả năng nhìn đúng bức tranh đầu tiên mà không cần vẽ lại, xuất hiện. Có lẽ tác giả muốn nói rằng, dù ta có đặc biệt thế nào chăng nữa, vẫn luôn có ít nhất một người thấu hiểu lòng ta. Từng trang sách sau đó thuật lại hành trình phiêu lưu của Hoàng tử bé trong khắp vũ trụ. Từng chuyến du hành mang đến một, hoặc nhiều bài học về nhân tình thế thái mà một người sẽ trải nghiệm trong đời.

Đầu tiên có thể kể đến chính hành tinh quê hương của Hoàng tử bé, tiểu tinh cầu B612, nơi này chỉ có duy nhất một đóa hoa. Nhìn cái cách mà Hoàng tử bé chăm sóc bông hoa, cũng y hệt như chàng trai yêu một cô gái. Nhìn cái cách mà bông hoa làm nũng với Hoàng tử, cũng y hệt như cô gái yêu một chàng trai. Về phía Hoàng tử, khi du hành tới nhiều tinh cầu, cậu đã gặp hàng trăm hàng ngàn đóa hoa khác. Tuy ban đầu bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của chúng, nhưng về sau Hoàng tử vẫn nhận ra rằng, trong lòng cậu chỉ có duy nhất đóa hoa ở quê nhà mà thôi. Khi thật lòng yêu một ai, đối với ta, người đó sẽ trở thành đẹp nhất, đặc biệt nhất.

Ở những tinh cầu tiếp theo mà Hoàng tử bé đặt chân tới, độc giả sẽ lần lượt được gặp gỡ những gương mặt quen thuộc mà có thể đã thấy đâu đó ngoài đời. Chúng ta hãy bái kiến một nhà vua già cỗi, cô đơn, trị vì trên một hành tinh chẳng có một thần dân nào. Đam mê duy nhất của ông ta là ra lệnh cho người khác, bắt họ phải phục tùng. Nhà văn Saint-Exupéry qua đây gửi gắm thông điệp: người nào quá ham quyền lực sẽ làm cho mọi người xa lánh thay vì yêu mến mình. Vì vậy hãy sống một cách bình đẳng bác ái, đừng phân biệt cao thấp.

Bước tiếp cùng Hoàng tử bé, chúng ta tiếp tục gặp gỡ các nhân vật điển hình trong xã hội: anh chàng bợm nhậu, uống rượu cả ngày để quên nỗi buồn. Nhà tài phiệt chỉ quan tâm đến tiền, luôn tìm mọi cách để sở hữu mọi thứ trong vũ trụ; Nhà địa lý chỉ chăm chăm vẽ bản đồ trên giấy mà chẳng bao giờ đi khảo sát thực địa… Tất cả đều làm cho Hoàng tử bé chán nản và bỏ đi. Duy nhất làm cậu thán phục là người làm nghề thắp đèn, ông ta không nghĩ tới bản thân, mà chỉ quan tâm làm sao soi sáng cho người khác.

Đến đây cần nói thêm, nhà văn Saint-Exupéry vốn là phi công thuộc Không quân Pháp. Thời điểm xuất bản cuốn "Hoàng tử bé" là vào năm 1943, khi Thế chiến thứ II vào giai đoạn khốc liệt. Có lẽ vì chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh, một cuộc chiến gây ra bởi lòng tham của các nhà cầm quyền, sự thù hận của chế độ phát xít, cuộc chiến mà chỉ một năm sau đó đã giết chết chính tác giả, nên ông đã trút bầu tâm sự vào "Hoàng tử bé", lên án gay gắt thói tham lam, ích kỷ, mê muội của con người. Ẩn sau từng câu chữ thánh thiện, là cái mỉm cười chua chát, chế giễu những cá nhân chỉ biết đánh đổi bầu trời để lấy mặt đất. Nếu ai cũng biết yêu thương như Hoàng tử bé, thuần hóa được cả loài vật hiểm ác như con cáo, nhân loại đã không phải hứng chịu quá nhiều khổ đau đến vậy.

Hoàng tử bé rồi cũng hiểu rằng: đóa hoa đang chờ đợi mình ở quê hương mới chính là đóa hoa đẹp nhất, đóa hoa sinh ra để dành riêng cho cậu, đã tới lúc phải trở về.

Tôi đang chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học, chỉ vài tháng nữa thôi, cuộc đời tôi sẽ sang một trang mới, từ học sinh trở thành sinh viên, "Hoàng tử bé" chắc chắn sẽ là hành trang giúp tôi cũng như các bạn bè đồng trang lứa bình tâm đối diện với những thử thách tiếp theo trong cuộc sống.

NGUYỄN TUẤN PHONG

(Lớp 12A1, Trường PTTH Nguyễn Trãi)

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).