Nỗ lực đưa vào vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trong năm 2020

Chia sẻ

Trả lời báo chí bên lề kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, chiều 8/6, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã thông tin xung quanh các dự án đường sắt đô thị và một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết thành phố Hà Nội mong muốn dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông được hoàn thành trước tháng 10-2020.Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết: Thành phố Hà Nội mong muốn dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông được hoàn thành trước tháng 10/2020.

Thông tin về dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, đây là dự án do Bộ Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội là đơn vị vận hành dự án. Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với Bộ Giao thông - Vận tải, thành lập tổ liên ngành, trình các phương án tổng thể về dự án này với Bộ Giao thông - Vận tải và UBND thành phố cũng đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trong thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông - Vận tải phối hợp với thành phố Hà Nội phấn đấu đưa vào vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trong năm 2020.

“Thành phố Hà Nội rất mong muốn dự án này hoàn thành trước tháng 10-2020”, đồng chí Vương Đình Huệ nói.

Về các dự án đầu tư hai tuyến đường sắt đô thị là tuyến số 3 (đoạn từ ga Hà Nội đến quận Hoàng Mai) và tuyến số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc), đồng chí Vương Đình Huệ cho biết, rút kinh nghiệm từ các dự án chậm tiến độ, thành phố Hà Nội sẽ phải chuẩn bị kỹ lưỡng để việc triển khai được thông suốt, bảo đảm tiến độ dự án.

Đối với dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội sắp được Quốc hội xem xét, thảo luận, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, vấn đề cốt lõi của dự thảo Nghị quyết là nhằm tăng thẩm quyền quyết định của Thủ đô trong một số vấn đề, đồng thời, quy định một số chính sách mà Hà Nội có thể thực hiện nhưng không làm phát sinh thêm nguồn lực của Trung ương, đơn cử như các quận, huyện, thị xã có kinh tế phát triển, có dư địa ngân sách có thể chia sẻ cho các địa phương trong và ngoài thành phố trong công tác xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo…

Đồng chí Vương Đình Huệ cũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đang giao Hà Nội phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, bộ máy vận hành để thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

Tại hành lang Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cũng cho biết, đón làn sóng chuyển dịch đầu tư của thế giới, ngày 27/6 tới, Hội nghị xúc tiến đầu tư “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển” sẽ được tổ chức với thông điệp mạnh mẽ gửi đến các nước trên thế giới: Hà Nội - Việt Nam là điểm đến an toàn để tất cả nhà đầu tư lựa chọn. “Hội nghị cũng là sự khẳng định Hà Nội đi đầu trong phòng, chống dịch Covid-19 và tiếp tục đi đầu trong phục hồi, phát triển kinh tế”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

 Tiến Thành/HNM

Theo http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Chinh-tri/969532/no-luc-dua-vao-van-hanh-tuyen-duong-sat-do-thi-cat-linh---ha-dong-trong-nam-2020

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

(PNTĐ) - Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
 Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội xác định văn kiện không chỉ để dùng trong hệ thống chính trị và các cơ quan Đảng, mà phải mang hơi thở của cuộc sống, của thực tiễn, thể hiện được nguyện vọng, mong muốn của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, văn kiện phải đảm bảo khi người dân, doanh nghiệp... nhìn vào, thấy mình phải làm gì, được thụ hưởng gì; thấy được thành phố trong tương lai gần cũng như định hướng cho 10 năm, 20 năm tới ra sao... Trên cơ sở đó, văn kiện tạo ra nguồn động lực, có ý nghĩa hiệu triệu, truyền cảm hứng cho người dân, cho xã hội để đồng hành cùng thành phố trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.
Thu hút nhân tài để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thu hút nhân tài để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 17/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết của HĐND Thành phố “quy định chi tiết một số chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” và dự thảo nghị quyết “quy định cơ chế, chính sách về đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ sinh sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội”. Đồng chí Nguyễn Lan Hương – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và đồng chí Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố chủ trì hội nghị.