8 cách cha mẹ giúp trẻ giải tỏa áp lực thi cử

Chia sẻ

Những năm gần đây, áp lực thi cử của trẻ, mặc dù không ai mong muốn nhưng luôn hiện diện trong gia đình bạn. Là cha mẹ, bạn cần phải làm gì để giúp con giải tỏa được những áp lực này?

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài tư vấn tâm lý 1088, cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo thêm áp lực hay giúp con giải tỏa áp lực của việc thi cử. Có những bậc phụ huynh xuất phát từ tình yêu con nhưng do quan tâm sai cách nên đã vô tình gây thêm áp lực thi cử cho con.

8 dấu hiệu sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ sẽ giúp con giải tỏa được những áp lực trong mùa thi đang sầm sập tới

1. Nhận biết các dấu hiệu căng thẳng

Điều quan trọng đầu tiên bạn cần phải giúp con đó là phải xem con bạn có thực sự bị căng thẳng không. Trẻ em có thể không thích nói về căng thẳng trong kỳ thi, nhưng bạn, với tư cách là cha mẹ, có thể tìm kiếm các dấu hiệu căng thẳng ở trẻ và nói chuyện với chúng về điều đó.

Một số dấu hiệu căng thẳng phổ biến ở trẻ như sau: Lo lắng; cáu kính; căng thẳng; phiền muộn; mất ngủ; ăn không ngon miệng; thu mình; mệt mỏi; đau đầu…

Nếu bạn từng gặp những triệu chứng này ở trẻ, hãy cố gắng xem xét vấn đề ngay lập tức. Bố mẹ cần làm cho con trẻ hiểu rằng các kỳ thi không phải là một vấn đề lớn và nếu quá quan trọng nó sẽ chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn. Hãy dạy con làm bài kiểm tra như một phần của quá trình học tập của nó.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

2. Giúp con lên lịch trình học tập

Hầu hết học sinh đều căng thẳng trước các kỳ thi do thiếu tự tin để thực hiện tốt trong các kỳ thi. Thế nên bạn cần giúp con bạn luyện thi. Khuyến khích chúng lập lịch trình học tập và chuẩn bị cho các kỳ thi phù hợp. Khi con bạn có sự chuẩn bị tốt trước, chúng sẽ không bị căng thẳng khi phải học dồn dập vào phút cuối.

3. Tìm kiếm lời khuyên của chuyên gia

Nếu bạn nghĩ rằng con bạn đang trải qua sự căng thẳng trong thời gian dài gần đây và không có dấu hiệu cải thiện, mặc dù có sự hỗ trợ của bạn thì bạn cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên gia. Bạn cần phải nói hết các vấn đề của con bạn với chuyên gia tư vấn. Với sự hướng dẫn và hỗ trợ phù hợp, con bạn có thể dễ dàng vượt qua nỗi sợ thi cử và cải thiện sự tập trung vào các nghiên cứu.

4. Dành thời gian cho con cái của bạn

Căng thẳng thi cử thường dẫn đến trầm cảm ở học sinh, đó là lý do tại sao phụ huynh cần phải tương tác với con thường xuyên. Là cha mẹ, bạn cần phải đảm bảo dành thời gian chất lượng cho con cái mỗi ngày. Không bao giờ ép buộc con bạn đáp ứng những kỳ vọng quá cao và không thực tế với sức học của con mình. Cha mẹ hãy vui vẻ và bình an; khuyến khích con tốt hơn mỗi ngày.

5. Khuyến khích con bạn nghỉ ngơi

Nghỉ giải lao giữa các buổi học đã được chứng minh là rất hữu ích. Nó giúp cải thiện sự tập trung và khả năng duy trì của bộ nhớ. Đừng ép học sinh ngồi với sách cả ngày trước khi thi; đó là một động thái vô cùng nguy hiểm và có thể làm cho con bạn sợ học nhiều hơn. Thế nên, cách tốt nhất là bạn đưa ra yêu cầu con học cứ sau 2 tiếng thì nghỉ 15 phút.

6. Kiểm tra chế độ ăn uống và giấc ngủ của con

Trẻ em có xu hướng ăn thực phẩm không lành mạnh khi chúng không ở nhà. Bởi vậy cha mẹ cần đảm bảo cho con ăn thức ăn giàu protein, vitamin và khoáng chất để tăng cường khả năng miễn dịch và giúp con có năng lượng tốt trong mùa thi. Một chế độ ăn uống là rất cần thiết để xóa tan căng thẳng thi cử. Thực phẩm tươi, rau lá xanh, đậu, và các sản phẩm từ sữa phải được tiêu thụ thường xuyên. Cha mẹ phải đảm bảo rằng trẻ không ăn quá nhiều thức ăn có đường hoặc nước tăng lực trong các kỳ thi. Ngoài ra, học sinh nên ngủ đủ mỗi ngày để cải thiện sự tập trung.

7. Khuyến khích trẻ tập thể dục và thiền

Tập thể dục là rất quan trọng cho một hoạt động lành mạnh của tâm trí và cơ thể. Cha mẹ phải khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên. 30 phút tập thể dục vào sáng sớm có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi và cung cấp cho họ năng lượng dồi dào để học tập tốt trong suốt cả ngày.

8. Dạy con cách chấp nhận thất bại và bước tiếp

Học sinh thường sợ không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ. Vì thế cha mẹ dạy trẻ đôi khi cần phải thất bại và biết cách chấp nhận thất bại. Mỗi thất bại đều dạy một bài học mới và học sinh nên học cách chấp nhận thất bại và bước tiếp để làm tốt hơn.

Bạn sẽ giúp con bạn phát triển thói quen học tập và thi cử tích cực. Điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn không gây áp lực cho con phải đạt điểm cao trong các kỳ thi. Bạn nên giúp con tập trung vào việc học hàng ngày thay vì con tập trung vào việc con bạn phải đạt bao nhiêu điểm trong kỳ thi. Đồng thời giúp trẻ học tập trong một môi trường bình tĩnh và luôn động viên chúng.

Theo giadinh.net.vn

Theo http://giadinh.net.vn/gia-dinh/8-cach-cha-me-giup-tre-giai-toa-ap-luc-thi-cu-20200609145829792.htm

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.