Việt Nam có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư hậu Covid-19

Chia sẻ

Ngày 15/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018.

Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) phát biểu thảo luận tại phiên họpẢnh: Quochoi.vnĐại biểu quốc hội Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) phát biểu thảo luận tại phiên họp Ảnh: Quochoi.vn

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Qua thảo luận tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội cho rằng, thời gian qua, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm mạnh, thị trường bị thu hẹp, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, năm 2020, kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng âm 5,2%. Tại Việt Nam, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng tăng trưởng GDP trong quý I/2020 đã đạt 3,82%, thuộc nhóm những nước tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới; lạm phát được kiểm soát, giá tiêu dùng được bình ổn; an ninh năng lượng, an toàn thực phẩm được bảo đảm… Đây là cơ hội tốt để Việt Nam lập trình quá trình mở lại nền kinh tế, chủ động bảo vệ năng lực sản xuất, kinh doanh trong nước, phát huy động lực kép và sức mạnh của dân tộc Việt Nam để phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Tuy nhiên, các đại biểu nhấn mạnh, mặc dù chúng ta đã có những thành tựu trong việc chống dịch, nhưng kinh tế nước ta đã phải chịu ảnh hưởng, sa sút nghiêm trọng từ dịch bệnh, việc quay lại phục hồi nền kinh tế trong thời gian tới như thế nào là rất quan trọng.

Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre), cần thiết phải bổ sung vào Kỳ họp thứ 9 này một Nghị quyết riêng về việc phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch để đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân. Cùng với đó, đề nghị Chính phủ nới lỏng tối đa cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động và phát triển.

“Dọn tổ đón đại bàng thì cũng nên rắc thóc cho chào mào, chim sẻ”

Thảo luận về giải pháp để thực hiện mục tiêu kép “Tái khởi động lại và khôi phục nền kinh tế”, tại phiên họp, nhiều ý kiến đại biểu cũng đề nghị, thời gian tới, chúng ta cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN. Những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng hầu hết đến các DN từ doanh thu, việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động… Chính phủ đã ban hành những chính sách để hỗ trợ DN, hộ kinh doanh, người lao động nhưng quá trình thực hiện các chính sách còn chậm đi vào cuộc sống.

Theo đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Tùng (đoàn Hải Phòng), thời gian qua, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng, nhiều địa phương đã “trải thảm đỏ” cho các tập đoàn, DN lớn đa quốc gia về đầu tư ở địa phương mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều DN phải mất từ 3-4 năm cho việc chạy lòng vòng và bước dần qua các thủ tục này, thực sự cảm thấy hụt hơi, nản chí. Các đại biểu cho rằng, “chúng ta đang dọn tổ đón đại bàng thì cũng nên rắc thóc cho chào mào, chim sẻ” để thực sự có được sự công bằng và tạo niềm tin cho cộng đồng DN phát huy nội lực của DN trong nước, góp phần nhanh chóng hồi phục kinh tế.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội), trong thời gian trước mắt và lâu dài, chúng ta cần chú trọng phát triển khoa học công nghệ để áp dụng cả trong quản lý, tổ chức sản xuất, giám sát an toàn chất lượng, đặc biệt là phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo công nghệ, coi đây là giải pháp đột phá, động lực then chốt cho sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.

LÝ THANH

Tin cùng chuyên mục

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Y tế Hà Nội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Y tế Hà Nội

(PNTĐ) - Sáng 26/4, Đoàn giám sát số 1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Phan Viết Lượng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Tổ trưởng Tổ 2 đoàn giám sát đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 thuộc Sở Y tế Hà Nội”.
Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(PNTĐ) - Ngày 26/4, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024. Chủ đề tháng hành động ATVSLĐ năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Ngày 5/5/2024 ( tức Chủ Nhật), Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP hưởng ứng tham gia hoạt động đồng diễn dân vũ đồng loạt trên nền nhạc ca khúc "Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên - Inh lả ơi". Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.