Vợ muốn ly hôn vì chồng thất nghiệp

Chia sẻ

Em làm cô giáo mầm non, chồng em làm nhân viên khách sạn. Anh ấy thất nghiệp từ lúc đại dịch diễn ra cho đến nay, kinh tế gia đình em trở nên khó khăn.

Vợ muốn ly hôn  vì chồng  thất nghiệp - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Em làm cô giáo mầm non, chồng em làm nhân viên khách sạn. Anh ấy thất nghiệp từ lúc đại dịch diễn ra cho đến nay. Kinh tế gia đình em trở nên khó khăn, một mình em xoay sở làm thêm đủ thứ để có chi phí trang trải. Vậy mà, anh ấy vẫn không lo tìm việc trở lại để phụ vợ còn đàm đúm rượu chè với đám bạn bè thất nghiệp giống nhau. Mâu thuẫn vợ chồng diễn ra liên tục khiến em chỉ muốn ly hôn. Theo Tâm Giao, em có nên ly hôn người chồng vô trách nhiệm này không?

nguyenhaily@gmail.com

Giải pháp lúc này cho bạn là phải bình tĩnh để tìm cách gỡ khó, thay vì nghĩ cách giải quyết tiêu cực. Chồng bạn có lẽ đang gặp khó khăn khi tìm việc trở lại nên mới chán nản sa đà chán nản như vậy. Bạn hãy lựa lời khuyên nhủ chồng dần dần. Nếu anh ấy vẫn chưa tìm được việc thì bạn có thể kéo chồng cùng phụ mình các công việc mà bạn nhận làm thêm. Hoặc có thể, phân công cho anh ấy đảm nhiệm việc chăm sóc con cái, đỡ đần việc nhà trong lúc bạn bận việc. Khi anh ấy có việc để làm thì sẽ hết “nhà cư vi bất thiện”.

Vợ chồng lúc gặp khó khăn sẽ khó tránh khỏi những mâu thuẫn. Vì thế, hướng giải quyết lúc này cho bạn vẫn là cố gắng để vợ chồng cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn. Bạn đừng nghĩ ly hôn thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn hiện tại. Bởi sau khi ly hôn, bạn cũng sẽ phải đối diện với muôn vàn khó khăn khác. Cuộc sống đơn thân nuôi con, thiếu đi vai trò người chồng, người cha trong gia đình không hề đơn giản. Nhìn lại, anh ấy cũng chưa đến mức vô trách nhiệm hoàn toàn, chỉ là tạm thời chưa tìm được cách vượt qua mà thôi.

TÂM GIAO

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.