Làm thế nào để kế thừa y học cổ truyền hiệu quả?

Chia sẻ

Việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân ở nước ta hiện nay đều do hai lực lượng y học cùng nhau phối hợp thực hiện đó là Y học hiện đại và Y học cổ truyền gồm Đông y và Nam y. Cả hai lực lượng đều được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý Nhà nước của Bộ Y tế.

Ngày nay, do thực tế đã công nhận những thành tựu và đóng góp hiệu quả của y dược cổ truyền cộng với xu thế thời đại của Y học, Dược học hiện đại thế giới muốn quay về sử dụng y học cổ truyền, sử dụng y học bản địa, nhất là thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng được sản xuất từ thảo mộc thiên nhiên, hạn chế hóa chất để bảo vệ sức khỏe nhân loại. Những người hành nghề  y dược cổ truyền đã có một tổ chức xã hội nghề nghiệp riêng đó là Hội Đông y Việt Nam và Hội Nam y Việt Nam khi mà Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương chính sách  coi trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị của y học cổ truyền nhất là thuốc Nam mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta gọi là thuốc ta.

Nhiều vị thuốc Nam của người Dao có giá trị.Nhiều vị thuốc Nam của người Dao có giá trị. (Ảnh: Minh họa)

Trong lĩnh vực sử dụng thuốc Nam ở nước ta hiện nay đang có một lực lượng đông đảo các thầy thuốc Nam ở mọi vùng miền tổ quốc, họ đã và đang đi theo con đường của Thiền sư -Đại Danh y Tuệ Tĩnh. Họ mang tâm huyết, trí tuệ, tài năng và đạo đức nghề nghiệp làm nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Họ cùng nhau thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm, phối hợp đúc rút kinh nghiệm để phát triển thuốc Nam đồng thời họ mong muốn sớm có chính sách phù họp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng tạo điều kiện cởi mở trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng thuốc Nam để giữ gìn, bảo tồn những bài thuốc Nam quý góp phần xây dựng nền y học Việt Nam phát triển trong khu vực và quốc tế.

Nước ta có nền y học cổ truyền lâu đời, có rất nhiều cây con thảo dược quý và nhân dân ta đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm chữa bệnh bằng các bài thuốc quý; mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có các lương y, ông lang, bà mế ngày đêm sử dụng thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh cho nhân dân; các phòng chẩn trị y dược cổ truyền cũng đã phát huy các bài thuốc kinh nghiệm chữa bệnh cho nhân dân góp phần giảm gánh nặng điều trị bệnh tại các trung tâm y tế, bệnh viện nhưng từ trước đến nay Nhà nước ta quản lý về khám chữa bệnh y dược cổ truyền bằng Luật khám chữa bệnh của y học hiện đại nên thiều tính thực tế, tính khách quan với y dược cổ truyền mà áp dụng luật khám chữa bệnh  y học hiện đại là không phù hợp.

Những ông lang, bà mế, những lương y ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc họ khám chữa bệnh cho nhân dân trong bản, trong ấp, trong vùng là do tích lũy từ kinh nghiệm thực tế hoặc do ông cha truyền con cháu hoặc học hỏi từ kinh nghiệm của nhau lại không được học bồi dưỡng về y lý, y thuật mà muốn hành nghề phải có chứng chỉ nghề, giấy phép hành nghề của ngành y tế cấp. Nếu không có chứng chỉ nghề, giấy phép hành nghề thì không được hành nghề, quy định như thế thì vô tình ngành y tế đã không phát huy tính kế thừa ứng dụng các bài thuốc gia truyền, bài thuốc dân gian, bài thuốc kinh nghiệm vào chữa bệnh cho nhân dân, qui định như thế dần làm mất đi những bài thuốc gia truyền quí, những phương pháp chữa bệnh dân gian độc đáo đó chính là một khúc mắc đòi hỏi ngành y tế sớm tìm cách tháo gỡ hiệu quả nhất.

Thiên nhiên ưu đãi nước ta có vùng khí hậu ôn hòa, nhiều chủng loài thực vật phong phú phát triển trong đó có rất nhiều thảo mộc quí để khai thác bào chế thành thuốc quí phục vụ chữa bệnh trong nước và xuất khẩu. Trong những năm gần đây thiếu sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan quản lý của Nhà nước nên tình trạng vào rừng tìm cây thuốc đã khai thác quá mức để bán cho các thương nhân nước ngoài kiếm lời mà họ quên không chú trọng bảo tồn, nhân giống đã dẫn tới những cánh rừng bị khai thác kiệt quệ dẫn tới một số loài cây thuốc quí dần tiệt chủng và có nguy cơ tiệt chủng.

Những công ty sản xuất thuốc trong nước mất dần nguồn dược liệu, các phòng khám, bệnh viện mất đi nguồn thuốc quí nên đã phải nhập khẩu nguồn dược liệu từ nước ngoài nhất là từ Trung quốc. Mà nguồn dược liệu nhập thì tính dược không cao cho nên nhiều người cho rằng Việt Nam là bãi thải của dược liệu của Trung quốc.

Để bảo đảm có đủ nguồn dược liệu quí, những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã có những chính sách, dành nguồn kinh phí lớn khuyến khích nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp trồng dược liệu sạch. Đây là một thuận lợi lớn, nhưng do thiếu qui hoạch nhiều người, nhiều doanh nghiệp, nhiều vùng tham gia trồng cây thuốc dẫn tới nhiều cây thuốc được trồng quá nhiều, người mua thì ít lại bị tư thương ép giá nên người trồng không mấy quan tâm chăm sóc. Những năm 60 của thập kỷ trước ngành y tế đã nhập từ Trung Quốc mấy chục loại cây thuốc quí được di thực trồng ở Sapa – Lào Cai. Sau nhiều năm thuần chủng nhưng đến nay vùng dược liệu quí đó bị mất dần theo năm tháng, điều này thật đáng tiếc công, tiếc của! 

Từ những thực tế trên cần đòi hỏi trong thời gian tới Đảng, Nhà nước và ngành y tế cần có sự đổi mới về quản lý về chính sách thông thoáng để khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp trồng dược liệu sạch bảo đảm đủ nguồn dược cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất thuốc và các sản phẩm bồi dưỡng nâng cao sức khỏe nhân dân, từng bước phấn đầu có nguồn dược liệu sạch để xuất khẩu đem lại ngoại tệ cho ngân sách nhà nước. Bộ Y tế cần sớm soạn thảo Luật Y dược cổ truyền Việt Nam để trình Quốc hội thông qua tạo cơ sở pháp lý cho các thầy thuốc, các lương y, lương dược, các ông lang bà mế hành nghề y dược cổ truyền được thuận lợi thông thoáng hơn, có như thế mới kế thừa phát huy phát triển ứng dụng các bài thuốc gia truyền các phương pháp chữa bệnh độc đáo theo y học cổ truyền vào bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân nhất là các vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế còn nhiều khó khăn để giảm bớt gánh nặng chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến trên. Đó là chúng ta đã thực hiện được ước mong của Sư Tổ thuốc Nam Đại Danh y-Thiền sư Tuệ Tĩnh “Nam dược trị Nam nhân”. 

 Lương y ĐỖ SƠN HÀ

(TỔNG THƯ KÝ HỘI NAM Y VIỆT NAM)

                                                                                    

 

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.