Đột quỵ nhiệt: Tổn thương nguy hiểm trong ngày hè nắng nóng

Chia sẻ

Say nóng, đột quỵ nhiệt là tình trạng chấn thương bởi nhiệt, cơ thể bị rối loạn do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong một thời gian. Đột quỵ nhiệt có thể giết chết hoặc gây tổn thương não, cơ bắp và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể nếu bệnh nhân không được sơ cứu và xử trí kịp thời.

Định nghĩa y học về đột quỵ nhiệt là khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn 400C, với các biến chứng liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, và các triệu chứng thường gặp bao gồm: buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất phương hướng và đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê, và cuối cùng bệnh nhân sẽ tử vong nếu không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời.

Bệnh thường kết hợp với tình trạng mất nước và ở những người lao động quá sức, dẫn đến hệ thống điều hòa nhiệt độ của cơ thể bị tổn thương, mất kiểm soát. Đây là một trong những cấp cứu thường gặp vào mùa nắng nóng ở hầu hết các nước trên thế giới.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Đối tượng nào dễ bị đột quỵ nhiệt?

Thông thường, những đối tượng sau có nguy cơ cao bị đột quỵ nhiệt: Người làm việc trong các hầm lò đốt nhiệt độ cao ở những người lao động nặng kéo dài ngoài trời nắng nóng; Người tham gia huấn luyện quân sự, các vận động viên chạy đường dài… trong điều kiện thời tiết nắng nóng; Người tiếp xúc đột ngột với môi trường nắng nóng; Người lớn tuổi sống trong các căn hộ không có máy lạnh hoặc luồng không khí tốt; Người dân sống trong khu vực đô thị dễ bị đột quỵ do nhiệt trong một đợt nắng nóng kéo dài, đặc biệt khi chất lượng không khí kém; Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 4 tuổi và người lớn trên 65 tuổi; Những người bị bệnh tim, phổi hoặc thận, béo phì hoặc thiếu cân, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tâm thần, nghiện rượu…

Với những trường hợp nói trên, khi gặp phải những biểu hiện ban đầu: đau đầu, chóng mặt, thiếu mồ hôi dù trời nắng nóng; da đỏ bừng, nóng và khô khi sờ vào; yếu cơ hoặc chuột rút; buồn nôn và ói mửa; nặng hơn nữa là nhịp tim nhanh, có thể mạnh hoặc yếu, thở nhanh và nông, thay đổi hành vi như nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc hoảng loạn, co giật, bất tỉnh…, cặp nhiệt độ thấy cơ thể trên 400C thì phải cẩn trọng. Bởi đó là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân có nguy cơ cao bị đột quỵ nhiệt.

Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ nhiệt

Khi nghi ngờ ai đó bị đột quỵ do nhiệt, hãy gọi ngay cấp cứu 115 hoặc đưa người đó đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Bất kỳ sự chậm chễ nào trong việc tìm kiếm trợ giúp y tế đều có thể dẫn đến tử vong cho bệnh nhân.

Trong khi chờ đợi các nhân viên y tế đến, cần tiến hành sơ cứu ban đầu: Đưa người bệnh đến môi trường có máy lạnh, đưa bệnh nhân vào trong nhà tắm hoặc ít nhất là một khu vực râm mát…, cởi bỏ bất kỳ quần áo không cần thiết. Nếu có nhiệt kế thì liên tục cặp nhiệt độ của cơ thể bệnh nhân và sơ cứu, làm mát cơ thể, đưa nhiệt độ về 38 – 38,50C.

Những cách làm mát cơ thể bao gồm: Dùng quạt không khí thổi đều trên người bệnh trong khi làm ướt da bằng khăn ướt hoặc vòi nước rửa, chườm các túi nước đá vào nách, háng, cổ và lưng của bệnh nhân (vì những khu vực này rất giàu mạch máu, gần da, làm mát chúng có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể nhanh chóng). Không sử dụng đá lạnh cho bệnh nhân lớn tuổi, trẻ nhỏ, bệnh nhân bị bệnh mạn tính…

Giải pháp ngăn ngừa đột quỵ nhiệt

Để đề phòng đột quỵ nhiệt, tốt nhất nên ở trong môi trường nhiệt độ có chỉ số nhiệt vừa phải nhờ sử dụng quạt làm mát hoặc điều hòa… vào những ngày nền nhiệt cao.

Nếu phải đi ra ngoài, hãy lưu ý thực hiện các bước sau: Mặc quần áo nhẹ nhàng, màu sáng, thoáng và đội mũ rộng vành, đeo kính râm; Sử dụng kem chống nắng với hệ thống chống nắng SPF từ 30 trở lên; Nên uống ít nhất 8 ly nước/ ngày, có thể là nước suối, nước trái cây hoặc nước ép rau, trong đó nước từ các loại thảo dược tốt hơn; Nên sử dụng một loại đồ uống thể thao giàu muối khoáng trong các giai đoạn có nhiệt độ và độ ẩm cao. Để biết mình đã uống đủ nước hay chưa, có thể theo dõi qua màu nước tiểu (màu đậm là dấu hiệu cơ thể thiếu nước; màu vàng nhạt và trong là cơ thể được duy trì đủ nước).

Vào ngày nắng nóng, một điều rất cần được lưu ý, nhất là với các cha mẹ là không để lại người trong xe đang đậu ngoài trời nắng, nóng mà không chạy điều hòa hoặc tắt máy. Bởi lẽ, khi đậu dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ trong xe ô tô có thể tăng thêm 6-70C chỉ trong vòng 10 phút. Thực tế có không ít trường hợp vì người lớn sơ ý, gây tử vong nhiệt ở trẻ em.

BS TRẦN QUỐC KHÁNH
(Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.