Từ tháng 8/2020, người Hà Nội không cần dùng tiền mặt khi đi chợ

Chia sẻ

Sự kiện ngày không dùng tiền mặt Hà Nội 2020 diễn ra từ tháng 8- 12/2020, theo đó, bất cứ người dân nào đều không phải thanh toán bằng tiền mặt khi mua hàng hóa.

Từ tháng 8/2020, người Hà Nội không cần dùng tiền mặt khi đi chợ - ảnh 1 (Ảnh minh họa).

UBND TP Hà Nội đã chấp thuận việc tổ chức "Sự kiện ngày không dùng tiền mặt Hà Nội 2020" dựa trên cơ sở đề nghị của Sở Công Thương Hà Nội. Theo đó, người tiêu dùng có thể không phải dùng tiền mặt khi mua bất cứ hàng hóa nào.

Theo UBND TP Hà Nội, việc thanh toán bằng hình thức điện tử sẽ tạo thuận lợi cho thương mại gắn với chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế. Ngoài ra, hình thức thanh toán này cũng kết nối người tiêu dùng với doanh nghiệp và cơ quan liên quan về thanh toán không dùng tiền mặt với khu trưng bày quảng bá sản phẩm. Dự kiến, sự kiện ngày không dùng tiền mặt sẽ diễn ra từ tháng 8- 12/2020.

UBND Thành phố giao Sở Công Thương chỉ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn triển khai đảm bảo đúng đối tượng, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của Trung ương và Thành phố.

Những năm gần đây, việc thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh.

Theo khảo sát của Bộ Công thương, với tổng dân số hơn 90 triệu dân tại nước ta, trong năm 2015 đã có khoảng 45% người dùng internet, trong đó có khoảng 34% người dùng di động để truy cập internet.

Cũng đến năm 2015, hầu hết các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại trong cả nước cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) khi mua hàng.

Tính đến cuối tháng 6/2016, trên toàn quốc có trên 17.300 ATM và hơn 239.000 POS được lắp đặt.

Điều này cho thấy, xu hướng sử dụng thẻ trong thanh toán của người Việt ngày càng phổ biến.

Trên thực tế, theo ghi nhận của phóng viên, hện nay, các ngân hàng đã cung cấp khá tốt các tiện ích cơ bản trên ngân hàng điện tử như: Chuyển khoản, thanh toán hóa đơn dịch vụ điện, nước, internet, điện thoại, truyền hình cáp, mua vé máy bay, mua hàng trực tuyến, đóng phí bảo hiểm…

BẢO LOAN/Giadinh.net

Theo http://giadinh.net.vn/thi-truong/tu-thang-8-2020-nguoi-ha-noi-khong-can-dung-tien-mat-khi-di-cho-20200624224230625.htm

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(PNTĐ) - Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động hướng về cơ sở, bắt đầu từ cơ sở, làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, đặc biệt là các gia đình khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương tập trung bảo đảm an sinh, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa…).