Mãn nhãn đêm trình diễn “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”

Chia sẻ

21 bộ sưu tập với hơn 1.000 mẫu áo dài của 21 nhà thiết kế trong cả nước đã giới thiệu đến công chúng trong chương trình trình diễn “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tối 28/6 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Người mẫu nước ngoài tham gia trình diễn “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”Người mẫu nước ngoài tham gia trình diễn “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” (Ảnh: NH)

Trong đêm trình diễn tối 28/6, khu vực giếng Thiên Quang trong Khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở nên lung linh, huyền ảo, cổ kính hơn dưới ánh sáng kỳ ảo của 400 chiếc đèn lồng trắng và sen hồng, mãn nhãn người xem. Trên nền các khúc ca truyền thống của các di sản văn hóa, công chúng được chứng kiến những hình ảnh, vẻ đẹp nức danh của 21 di sản văn hóa của Việt Nam đã được UNESCO công nhận, được các nhà thiết kế đưa lên những tà áo dài truyền thống, đầy tinh tế với những thông điệp ý nghĩa.

21 bộ sưu tập tham dự lần này được các nhà thiết kế lấy cảm hứng từ các di sản nổi tiếng của Việt Nam, trong đó có rất nhiều di sản độc đáo lần đầu tiên được đưa lên áo dài như: “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc” (nhà thiết kế Vũ Trần Đức Hải); “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” (nhà thiết kế Minh Minh); “Ca Trù” (nhà thiết kế Hà Duy); “Hát Xoan”(nhà thiết kế Công Huân); “Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh” (nhà thiết kế Thanh Thúy); “Bài Chòi” (nhà thiết kế Cao Minh Tiến)...

Đem tới chương trình bộ sưu tập “Bài Chòi”, NTK Cao Minh Tiến mong muốn mang đến một cái nhìn mới cho Áo dài bằng quan điểm của người trẻ sống trong thời đại 4.0. Qua lăng kính của một công dân trẻ sinh ra và lớn lên tại Thủ đô, NTK Nhi Hoàng diễn đạt vẻ đẹp Hoàng thành Thăng Long rất khác.

NTK Công Huân thì khẳng định sự kiện là trải nghiệm thú vị về di sản hát Xoan bởi trang phục đáng yêu và lời thơ ý nhạc rất mộc mạc, sâu sắc... Các bộ sưu tập lần lượt được trình diễn, mỗi bộ sưu tập đều mang những dấu ấn rất riêng biệt, khiến người xem cảm thấy choáng ngợp và thiêng liêng như được đi giữa dòng chảy của di sản văn hoá Việt, làm cho mỗi người càng tự hào về vẻ đẹp văn hoá, con người đất Việt.

Điểm thú vị là người mẫu trình diễn thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, từ các em nhỏ đến những người lớn tuổi, dành cho cả nam lẫn nữ, người Việt Nam và người nước ngoài… cho thấy sự phù hợp của áo dài Việt ở mọi thế hệ và rất cần được các thế hệ người Việt gìn giữ, vinh danh. Sự có mặt của những người mẫu nước ngoài trong đêm trình diễn cũng góp phần thể hiện sự lan toả của di sản Áo dài đến với bạn bè quốc tế.

Đêm trình diễn “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”được cho là cuộc ra quân về Áo dài lớn nhất từ trước đến nay, với ý tưởng gắn các di sản vào chiếc Áo dài sẽ tạo ra một diện mạo mới sinh động hơn. Thông qua những sáng tạo nghệ thuật đầy tâm huyết của các nhà thiết kế, chương trình sẽ góp phần định danh, định vị áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, đúng với tình cảm thiêng liêng của người dân Việt dành cho chiếc áo dài, đúng với vẻ đẹp và sự tự hào vốn có của một chiếc áo đại diện hình ảnh của dân tộc.

Buổi trình diễn nằm trong sự kiện “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” do Hội LHPN Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh tà áo dài dân tộc. Chương trình do NTK Minh Hạnh làm tổng đạo diễn, quy tụ các nhà thiết kế đến từ mọi miền đất nước.

BẢO ANH

Tin cùng chuyên mục

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).
Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 2286/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025), và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025).
Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Ngày 7/7, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Kế hoạch số 3283/KH – BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần khơi dậy và bồi đắp niềm tin, niềm tự hào của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước...
Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ - BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).