Người đứng đầu tổ chức Hội các cấp cần tham gia đầy đủ các cuộc hiệp thương

Chia sẻ

Ngày 3/7, Hội LHPN Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Ai Len, Đại sứ quán Úc và tổ chức APHEDA tổ chức Hội thảo "Nâng cao tỷ lệ nữ ứng cử viên và nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026" nhằm trao đổi thảo luận và chia sẻ sáng kiến, kinh nghiệm để nâng cao tỷ phụ nữ tham chính đặc biệt là tỷ lệ nữ ứng cử viên và nữ ĐBQH, HĐND

Các đại biểu trao đổi bên lề buổi hội thảoCác đại biểu trao đổi bên lề buổi hội thảo.

Tham dự hội thảo có các đại biểu đại diện đến từ các Bộ, Ngành, cơ quan Trung ương, địa phương; nguyên đại biểu Quốc hội; lãnh đạo Hội LHPN 24 tỉnh, thành phố và các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Đồng chí Trần Thị Hương- Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảoĐồng chí Trần Thị Hương- Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Chủ động, tích cực tham mưu công tác cán bộ nữ

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Trần Thị Hương- Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam luôn chủ động, tích cực tham mưu công tác cán bộ nữ, tham mưu đề xuất chính sách cho phụ nữ; đồng thời thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; chủ động góp ý kiến, phản biện xã hội về giới trong các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc Hội, Chính Phủ; giới thiệu cán bộ nữ ưu tú; cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm cho phụ nữ trong mỗi cuộc bầu cử...

Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước đang tiến hành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026, Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động như: Xây dựng bài giảng trực tuyến cho nữ ứng cử viên, tổ chức Hội thảo cán bộ nữ tại 12 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng, tổ chức gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV nhân kỳ họp thứ 9, trọng tâm là thảo luận các giải pháp để tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp. Hội cũng đã phối hợp với tổ chức APHEDA tổ chức thành công Hội thảo “Nâng cao tỷ lệ nữ ứng cử viên và nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”tại thành phố Bắc Ninh vào tháng 5/2020.

Đồng chí Trần Thị Hương cho biết thêm: Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song tỷ lệ cán bộ nữ tăng chậm và còn khoảng cách so với chỉ tiêu đề ra, chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp to lớn của các tầng lớp phụ nữ. Còn cơ sở không đạt tỷ lệ nữ cấp ủy 15%. Nhiều cơ sở không có cán bộ nữ trong Ban thường vụ. Một số tỉnh không có nữ ĐBQH; một số tỉnh có tỷ lệ nữ đại biểu HĐND dưới 20%... Nguyên nhân của tình trạng này, là do vẫn còn những rào cản giới; cụ thể như quan niệm "nam trưởng, nữ phó" vẫn tồn tại. Điều này trở thành rào cản đáng kể đối với phụ nữ trong bồi dưỡng, quy hoạch và bổ nhiệm, đặc biệt là trong bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt, đứng đầu. Một số quy định hiện hành về công tác cán bộ chưa đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới; việc triển khai thực hiện các khâu trong công tác cán bộ vẫn còn bất cập thiếu hụt các dịch vụ xã hội hỗ trợ cũng là những thách thức với phụ nữ trong quá trình tham gia chính trị. Bên cạnh đó, một bộ phận phụ nữ vẫn còn ngại phấn đấu, chưa sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công, coi trách nhiệm đối với gia đình là ưu tiên hàng đầu.

tại hội thảo, những lãnh đạo, quản lý, nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia bình đẳng giới… tiếp tục trao đổi các giải pháp để góp phần đạt được các chỉ tiêu đã đề ra về công tác cán bộ nữTại hội thảo, những lãnh đạo, quản lý, nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia bình đẳng giới… tiếp tục trao đổi các giải pháp để góp phần đạt được các chỉ tiêu đã đề ra về công tác cán bộ nữ

Chuẩn bị sẵn sàng nguồn cán bộ nữ bảo đảm tiêu chuẩn

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, cho biết:  Theo Nghị quyết số 11, các cấp Hội có vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ, vì vậy Hội cần thực hiện ngay việc tham mưu đề xuất với cấp ủy để đại diện Hội được tham gia là thành viên Ủy ban, Ban bầu cử các cấp; Đồng thời, tiến hành sớm, mạnh và thường xuyên hơn công tác tuyên truyền trước, trong, sau bầu cử. Nội dung cần có trọng tâm, ngắn gọn, gây ấn tượng. Tập trung tuyên truyền trách nhiệm, nghĩa vụ cũng là quyền lợi của công dân theo quy định của pháp luật về quyền bầu cử, tránh tình trạng cử tri đi bầu thay, bầu hộ. Tổ chức Hội ở Trung ương và từng địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng nguồn cán bộ nữ bảo đảm tiêu chuẩn, báo cáo với cấp uỷ cùng cấp đồng thời gửi cho Hội cấp trên trực tiếp.

Đặc biệt, người đứng đầu tổ chức Hội các cấp cần tham gia đầy đủ các cuộc hiệp thương. Nắm vững yêu cầu cần đạt được của từng cuộc hiệp thương theo quy định của pháp luật. Quan trọng nhất là khi lập danh sách sơ bộ người ra ứng cử là phải bảo đảm được tỷ lệ ít nhất 35% là nữ. Đại diện Hội cần đề nghị nên có trên 35% những người ứng cử là nữ để dự phòng. Sau khi có danh sách sơ bộ người ra ứng cử sẽ có hoạt động lấy ý kiến cử tri. Hội cần có hỗ trợ đối với những người ứng cử là nữ. Đến Hội nghị hiệp thương lần 3, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa cho rằng: Hội cần chú ý phải bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND là nữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 và Khoản 1 Điều 9 Luật bầu cử... Đồng thời lưu ý nếu có đơn vị bầu cử có tỷ lệ nữ ứng cử viên quá thấp cần đề nghị xem xét. Trong quá trình hiệp thương, nhằm chọn được những người ra ứng cử bảo đảm chất lượng nhất, Hội cần lưu ý việc bảo đảm không để người ra ứng cử là nữ phải kết hợp nhiều cơ cấu vì trong luật không có quy định này. Ngoài ra, đối với các địa phương có đông người dân tộc thiểu số, tổ chức Hội cũng cần quan tâm tỷ lệ nữ nữ ứng cử là người dân tộc thiểu số.

đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt NamĐồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

 Gắn quy hoạch với đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ

Để nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham chính, đặc biệt là tỷ lệ nữ ứng cử viên và nữ ĐBQH, HĐND, tại hội thảo, những lãnh đạo, quản lý, nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia bình đẳng giới… tiếp tục trao đổi các giải pháp để góp phần đạt được các chỉ tiêu đã đề ra về công tác cán bộ nữ. Đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện nguồn, quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ nữ ứng cử. Thảo luận các nguyên nhân, rào cản hạn chế cơ hội tham gia lãnh đạo, quản lý, tham gia cấp ủy, các cơ quan dân cử của phụ nữ. Đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy định về công tác cán bộ đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới

Đồng chí Tạ Thị Yên, Vụ trưởng vụ Công tác đại biểu Văn phòng Quốc hộiĐồng chí Tạ Thị Yên, Vụ trưởng vụ Công tác đại biểu Văn phòng Quốc hội phát biểu tại hội thảo.

Đồng chí Tạ Thị Yên, Vụ trưởng vụ Công tác đại biểu Văn phòng Quốc hội: Để có một người phụ nữ đủ tiêu chuẩn làm đại biểu dân cử đòi hỏi nhiều thời gian công sức. Vì vậy, cần quan tâm xây dựng quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, nâng cao năng lực của phụ nữ về mọi mặt từ sớm; thực hiện quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ đảm bảo tính liên tục, bền vững

Đồng chí Đỗ Mạnh Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hộiĐồng chí Đỗ Mạnh Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội phát biểu tại hội thảo

Đồng chí Đỗ Mạnh Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết: Cần thay đổi nhận thức "bệnh thành tích" trong việc tăng số lượng ĐBQH, HĐND là nữ. Thực tế đã chứng minh, ở nhiều quốc gia và nhiều địa phương, tăng cường sự tham chính, lãnh đạo của phụ nữ đã làm cho Kinh tế - Xã hội phát triển tốt hơn, mang lại nhiều lợi ích cho người hơn. Chính vì vậy, thúc đẩy tăng tỷ lệ nữ tham chính không phải để có một tỷ lệ "đẹp" trong Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp mà cái chính là vì sự phát triển của Đất nước, của mỗi địa phương và nâng cao đời sống của mỗi gia đình, người lao động. Đồng thời để đạt được tỷ lệ nữ trúng cử là 30 % thì tỷ lệ nữ ứng cử viên được quy định trong Luật là 35 % chưa phù hợp, cần nâng tỷ lệ nữ ứng cử viên lên 40-50 %.

Đồng chí Nguyễn Đức Hà- nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng, Ban tổ chức Trung ương phát biểu tại hội thảoĐồng chí Nguyễn Đức Hà- nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng, Ban tổ chức Trung ương phát biểu tại hội thảo.

Đồng chí Nguyễn Đức Hà- nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng, Ban tổ chức Trung ương đưa ra một số giải pháp: Cấp ủy dảng, chính quyền từ Trung ương tới địa phương cần nâng cao nhận thức của các cacsp, các ngành, các địa phương nhất là của người đứng đầu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới một cách rộng rãi thường xuyên, liên tục; cần rà soát các văn bản quy định pháp luật từ góc độ giới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bình đẳng giới nhằm tạo cơ hội và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý.; công tác quy hoạch cán bộ nữ phải tiến hành theo phương châm “ động” và “mở”, gắn quy hoạch với đề bạt, bổ nhiệm, khắc phục tình trạng quy hoạch một cách hình thức, quy hoạch “treo”; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ; định kỳ sơ kết , tổng kết rút kinh nghiệm tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, trước hết là quy định về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm.

THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

(PNTĐ) - Ngày 20/4, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là những ghi nhận cho sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kim Sơn trong việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 (đạt chuẩn với 5 lĩnh vực: An ninh trật tự, Văn hóa, Y tế, Du lịch, Chuyển đổi số).
Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.