Ngộ độc thực phẩm, suy thận vì ăn một quả đào

Chia sẻ

Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai vừa cấp cứu cho nữ bệnh nhân T (64 tuổi), nhập viện trong tình trạng sốc, tụt huyết áp, suy thận... Qua khai thác bệnh sử được biết, trước đó, bà T mua đào từ gánh hàng rong. Sau khi ăn 30 phút, bà T bị đau bụng, nôn, tiêu chảy liên tục dẫn đến mất nước trầm trọng.

Gia tăng ngộ độc vào thời điểm nắng nóng, chuyển mùa

TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cho biết: Căn nguyên việc ngộ độc của bệnh nhân T chưa được xác định rõ. Tuy nhiên dựa trên bệnh cảnh của người bệnh có thể thấy do một trong hai nguyên nhân sau: Thứ nhất, nghi ngờ do hóa chất bảo quản trong trái đào. Thứ hai, có thể do độc tố vi khuẩn trong trái đào (nguyên nhân này ít căn cứ hơn). 

Từ thực tế làm lâm sàng tại Trung tâm Chống độc, TS.BS. Trung Nguyên chia sẻ: Có nhiều nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. Bệnh cũng xuất hiện rải rác các mùa trong năm nhưng tập trung chủ yếu vào giai đoạn nắng nóng, mùa xuân sang hè. Căn nguyên của ngộ độc thực phẩm có thể do vi sinh vật, do hóa chất, do độc tố tự nhiên, đặc biệt là do vi sinh vật chiếm nhiều nhất. Tuy nhiên, tình trạng ngộ độc thực phẩm do hóa chất đang có nguy cơ tăng và phức tạp dần lên. 

Ngày nắng nóng, BV Bạch Mai tiếp nhận không ít trường hợp nhập viện vì ngộ độc thực phẩm.Ngày nắng nóng, BV Bạch Mai tiếp nhận không ít trường hợp nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. (Ảnh: T.H)

Theo đó, sau khi ăn, người bị ngộ độc thực phẩm thường gặp phải các triệu chứng: nôn, đau bụng, tiêu chảy. Trường hợp nặng, người bệnh sẽ có những biểu hiện liên quan hệ tiêu hóa: nôn liên tục nhiều lần, tiêu chảy liên tục nhiều lần, đau bụng dữ rội liên tục, sốt cao 39 độ C… Ngoài ra, có thể có thêm các dấu hiệu ở các cơ quan không phải tiêu hóa như: hệ thần kinh (thấy rối loạn cảm giác, tê bì, yếu liệt, co giật, lơ mơ, bất tỉnh,…) hoặc tim mạch (mạch nhanh quá, chậm quá, mạch không đều, huyết áp tụt) hoặc hô hấp (ví dụ khó thở).

Với trường hợp bệnh nhân chỉ gặp triệu chứng tiêu hóa thông thường, uống được nước thì có thể theo dõi tại nhà, cho uống oresol hoặc nước khoáng, nước rau luộc pha muối; ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa… Nhưng khi thấy người bệnh có biểu hiện nặng, cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhà để cấp cứu kịp thời, tránh gặp phải biến chứng.

Làm gì để phòng tránh ngộ độc thực phẩm?

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo người dân cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm. “Trong điều kiện nắng nóng gay gắt kèm mưa bất chợt như hiện nay, thực phẩm rất dễ ôi thiu và gây ngộ độc do vi khuẩn; nhất là với thực phẩm có nguồn gốc từ thịt, cá, trứng, sữa, hay tiết canh, thức ăn giàu chất đạm… Vì thế mọi người cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi, chọn thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh đúng yêu cầu; Khi bảo quản và chế biến, cần nhớ nguyên tắc tách riêng thực phẩm sống và chín (kể cả dụng cụ chế biến, chứa đựng); Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…”.

Đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh, người dân phải chú ý đảm bảo sự lưu thông không khí lạnh trong tủ. Nếu đưa quá nhiều đồ vào tủ lạnh, nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo sẽ hạn chế tác dụng làm giảm sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật trong thực phẩm. Ngoài ra, nếu thực phẩm không vệ sinh, sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh cũng sẽ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm, làm cho thực phẩm nhanh hỏng.

Sức khỏe người ăn cũng quan trọng. Những người có sức đề kháng yếu (giảm miễn dịch) như: đái tháo đường, đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch (thuốc corticoid, thuốc chữa ung thư, các bệnh tự miễn dịch), người bị bệnh gan, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, người già, trẻ nhỏ… không nên ăn sống, đặc biệt thịt, cá sống, gỏi, hải sản sống, tiết canh, vì nếu ăn vào thì dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng và tăng nguy cơ tử vong.

Phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm do các hóa chất (thuốc bảo quản, thuốc kích thích tăng trưởng…), người dân nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất là các sản phẩm có đăng ký và việc mua bán cần ở các chỗ có đăng ký kinh doanh. Việc đó chứng tỏ người sản xuất và bán có nhiều thứ công khai, đã sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu khách hàng gặp vấn đề. 

Đề phòng ngộ độc thực phẩm do các độc tố tự nhiên như cá nóc, sắn, măng… người dân chỉ cần tránh ăn các thực phẩm được biết đã có độc tố; đồng thời cẩn thận và tỉnh táo với các thực phẩm được coi là “đặc sản”, “độc” (độc đáo), “lạ” và hiếm… vì luôn tiềm ẩn nguy cơ không an toàn. 

YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.