Hà Nội rà soát, bảo đảm mọi đối tượng được tiêm đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu

Chia sẻ

Liên quan đến bệnh bạch hầu đang diễn biến phức tạp tại khu vực Tây Nguyên, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, kể từ năm 2002 đến nay, trên địa bàn thành phố chưa có trường hợp nào mắc bệnh bạch hầu.

ảNHTrẻ em phải được tiêm đầy đủ các mũi phòng bệnh theo quy định. 

Để có được kết quả này, là do tỷ lệ trẻ em tiêm phòng đủ các mũi, trong đó có vắc xin phòng bệnh bạch hầu, hằng năm đều đạt tới 95%.

 Tuy nhiên, để chủ động phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời xử lý ổ dịch, khoanh vùng, cách ly, thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn, không để dịch bệnh lan rộng...

Trung tâm cũng đã yêu cầu các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu hoặc tiêm chưa đầy đủ để tổ chức tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh bạch hầu, bảo đảm tất cả trẻ được tiêm đủ mũi.

Ông Khổng Minh Tuấn nhấn mạnh, vắc xin phòng bệnh bạch hầu nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, nên tại các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thành phố luôn được bố trí đầy đủ để phục vụ nhân dân. Người dân cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch.

Bên cạnh đó, người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hằng ngày; đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời...

Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, Tiến sĩ Phạm Bá Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa cho biết, thời gian tới, bệnh viện sẽ tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế phụ trách công tác phòng, chống dịch tại các bệnh viện và trung tâm y tế về công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán, phát hiện, xử trí, điều trị, chăm sóc bệnh nhân để các cán bộ y tế cập nhật kiến thức, thực hiện tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị chăm sóc tốt sức khỏe cho người bệnh...

Tiến sĩ Phạm Bá Hiền khuyến cáo người dân, nếu có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, cần đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt, bệnh bạch hầu là bệnh có vắc xin phòng bệnh, nên tốt nhất người dân chủ động tiêm vắc xin; những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều, thì cần tiêm đủ để tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể...

THU VÂN/HNM

Theo http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/972160/ha-noi-ra-soat-bao-dam-moi-doi-tuong-duoc-tiem-du-vac-xin-phong-benh-bach-hau

Tin cùng chuyên mục

Nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới

Nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới

(PNTĐ) - Ở tuổi 76, bà Sheikh Hasina tiếp tục được người dân tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Bangladesh nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp và được coi là: “nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới”. Trong vai trò Thủ tướng, bà đã đưa đất nước tiến lên và đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng.
Cần nghiêm trị hành vi bạo lực trẻ em

Cần nghiêm trị hành vi bạo lực trẻ em

(PNTĐ) - Trong những ngày qua, dư luận vô cùng bức xúc khi chứng kiến câu chuyện thương tâm xảy ra với cậu bé học lớp 8 (trú tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội). Chỉ từ một mâu thuẫn nhỏ giữa hai học sinh lớp 8 và lớp 6 trên sân bóng rổ mà học sinh này đã bị đánh đến chấn thương sọ não nặng, tính mạng đang vô cùng nguy kịch.