Hơn 20% người trường thành mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Chia sẻ

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là hiện tượng suy giảm chức năng hệ tĩnh mạch chi dưới do suy yếu các van, thành tĩnh mạch. Bệnh có diễn biến từ từ, nhưng khi trở nặng có thể gây viêm, lở loét da, tắc mạch, thậm chí thuyên tắc phổi, tử vong. Đáng nói, hiện nhiều người còn chủ quan với bệnh lý trên.

Phụ nữ đã sinh con, người béo phì… có nguy cơ cao mắc bệnh

Điển hình như trường hợp bệnh nhân Vũ Thị T (40 tuổi, trú tại Hải Hậu, Nam Định), đến bệnh viện Lão khoa Trung ương khám khi đã mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nặng, nhiều đoạn tĩnh mạch mất đi chức năng, buộc phải can thiệp bằng phương pháp xâm lấn và điều trị lâu dài.

BS Bùi Văn Dũng kiểm tra tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới của bệnh nhân T.BS Bùi Văn Dũng kiểm tra tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới cho bệnh nhân T. (Ảnh: Chu Dương)

Theo chia sẻ của bệnh nhân T, chị đã bị nổi tĩnh mạch, gân xanh, tê bì, căng tức chân khi di chuyển trong suốt 17 năm qua. Do chủ quan, bệnh nhân chỉ điều trị bằng thuốc bôi và kem xoa bóp. khi thấy đôi chân ngày càng tê mỏi, tĩnh mạch nổi rõ hơn… chị mới lo lắng, tới bệnh viện Lão khoa TƯ thăm khám. Sau hơn 1 năm điều trị tình trạng bệnh đã tiến triển rõ rệt. Kết quả tái khám ngày 7/7 mới đây cho thấy, các triệu chứng khó chịu ở chân như tê mỏi, nặng chân, chuột rút đều thuyên giảm, các mạch máu giãn cũ đã lặn hoặc xẹp đi nhiều.

Theo BS Bùi Văn Dũng - Trưởng khoa Thăm dò chức năng (bệnh viện lão khoa TƯ), trường hợp bệnh nhân T không phải cá biệt. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận 20-30 người tới khám về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Theo thống kê, hiện có tới 20-40% người trưởng thành trong cộng đồng mắc phải căn bệnh này.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở phụ nữ sinh đẻ nhiều, người thường xuyên phải làm công việc đứng lâu hay ngồi lâu, người béo phì, lười vận động, ít ăn chất xơ, uống ít nước. Tuổi càng cao, tỉ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới càng lớn; nữ nhiều hơn nam (tỷ lệ nữ/nam khoảng 3/1).

Về nguyên nhân gây bệnh, BS Bùi Văn Dũng cho biết: Suy giãn tĩnh mạch cũng có yếu tố di truyền. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc (chẳng hạn bệnh nhân uống thuốc chứa corticoid, thuốc tránh thai...) gây giãn mạch, người mắc các bệnh lý khác hoặc có khối u chèn ép... Suy giãn tĩnh mạch chi dưới còn liên quan đến nhiệt độ. Theo đó, những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao có khả năng mắc cao hơn so với người khác.

BS Bùi Văn Dũng điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp laser cho bệnh nhân.BS Bùi Văn Dũng điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp laser cho bệnh nhân. (Ảnh: Chu Dương)

Người bệnh có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời

Mặc dù bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới không hề mới. Nhưng do bệnh diễn biến từ từ nên rất nhiều người có tâm lý chủ quan. “Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà bệnh có thể chuyển nặng, dẫn tới nhiều biến chứng như: viêm, lở loét da, chảy máu, huyết khối gây tắc mạch... khiến việc điều trị rất khó khăn, gây giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh còn có thể tạo thành huyết khối, gây thuyên tắc phổi, tử vong" - BS Bùi Văn Dũng thông tin.

Bởi vậy, BS Dũng khuyến cáo người dân cần kịp thời tới bệnh viện thăm khám nếu gặp phải các triệu chứng: Trên bề mặt da xuất hiện những mạch máu giãn theo nhiều mức độ (từ các mạch máu nhỏ li ti như sợi tóc màu đỏ, hay còn gọi là giãn các mao mạch dạng lưới, đến mạch xanh chằng chịt như mắt lưới). Nặng hơn, bệnh nhân sẽ thấy các mao mạch lớn nổi gồ tạo nên các búi giãn trên da. Phức tạp hơn nữa là hiện tượng thay đổi sắc tố da: Từ da trắng biển đổi thành da thâm, chàm, chạy dọc khắp từ dưới bàn chân lên cao dần; viêm da, loét da.

Ngoài ra người mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới còn có thể gặp các biểu hiện: Chân hay có cảm giác tê bì, nặng chân, căng tức bắp chân, phù mắt cá; Một số người còn gặp tình trạng chuột rút chân (hiện tượng này thường xảy ra vào buổi tối, khi đi ngủ) khiến người bệnh cực kỳ khó chịu.

Nếu được khám và phát hiện sớm, chỉ cần điều trị nội khoa như thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học và tích cực vận động… bệnh có thể thuyên giảm. Với trường hợp nặng hơn, tùy người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị can thiệp xâm lấn phù hợp như: can thiệp tiêm xơ, laser tĩnh mạch, sóng cao tần, keo sinh học… để loại bỏ tĩnh mạch đó trong cơ thể mà không cần phẫu thuật mổ mở.

Toàn bộ thủ thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới chỉ kéo dài khoảng 30 phút, bệnh nhân có thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường ngay sau khi thực hiện thủ thuật, hiệu quả thẩm mỹ cao. Hiện các chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch được bảo hiểm y tế chi trả.

 CHU DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.