“Nói không với đốt rơm rạ” để đảm bảo an toàn giao thông

Chia sẻ

Sóc Sơn là huyện thuần nông, sau mỗi vụ thu hoạch, trên những cánh đồng lại “ngào ngạt khói” từ việc đốt rơm rạ. Đây là việc làm đã trở thành thói quen từ nhiều đời nay của nhà nông. Tuy nhiên, việc đốt rơm rạ để lại nhiều hệ luỵ nặng nề và nguy hiểm cho môi trường, sức khoẻ con người, an toàn giao thông cho người và phương tiện.

Rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp được cán bộ, hội viên Hội LHPN xã Đông Xuân biến thành phân hữu cơRơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp được cán bộ, hội viên Hội LHPN xã Đông Xuân biến thành phân hữu cơ

Thói quen xưa đang là bài toán khó

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, việc đốt rơm rạ ngoài trời đã phát thải các chất khí bụi CO2, CO, NOx, aldehyde và bụi mịn PM2.5 được ví như “sát thủ” nguy hiểm nhất trong không khí, có khả năng len lỏi sâu vào các cơ quan trong cơ thể, gây ra hàng loạt căn bệnh về hô hấp, tim mạch. Không chỉ gây ô nhiễm không khí tại khu vực ngoại thành, khói từ các đám cháy rơm rạ theo chiều gió bay vào nội thành, cộng với khói bụi từ các công trình xây dựng, ô tô, xe máy... càng khiến ô nhiễm môi trường tăng cao kéo chỉ số chất lượng không khí xuống mức xấu và rất xấu.

Khói bụi từ việc đốt rơm rạ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông, gây cay mắt, hạn chế tầm nhìn cho người và phương tiện tham gia giao thông bằng xe máy và ô tô trên các con đường quốc lộ, đường liên xã, liên thôn. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Sóc Sơn có sân bay Nội Bài, việc người dân tại một số xã lân cận đốt rơm rạ, tạo thành các đám khói lớn hay mù dày đặc đã làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của phi công khi hạ cánh xuống sân bay.

Chung tay cùng chính quyền, đoàn thể địa phương thực hiện các biện pháp chấm dứt tình trạng trên, Hội LHPN huyện Sóc Sơn đã xây dựng và triển khai mô hình xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ – một cách khác để xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả, dễ thực hiện, chi phí thấp, quan trọng nhất là góp phần đảm bảo an toàn cho chính người dân và cộng đồng.

Chị Nguyễn Thị Kim Tuyến - Chủ tịch Hội LHPN huyện Sóc Sơn cho biết: Mô hình này được Hội LHPN huyện đăng ký để thực hiện một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới: Tiêu chí về môi trường. Nhiều xã trên địa bàn huyện đã triển khai mô hình để hiện thực hoá chủ trương “Nói không với đốt rơm rạ” của Hội LHPN huyện. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia sinh học nông nghiệp, hàng tấn rơm rạ sau khi thu hoạch sẽ được tập kết thành nụm lớn, phun chế phẩm sinh học, đậy lại. Sau 45 ngày, rơm rạ hoai mục, nhỏ vụn như trấu.

Hiệu quả cao và dễ nhân rộng

Là một trong những xã đầu tiên thực hiện điểm mô hình này, chị Nguyễn Thị Lâm - Chủ tịch Hội LHPN xã Đông Xuân chia sẻ: Việc ủ thành phân hữu cơ trước đây cũng đã được một số hộ thực hiện nhưng cách làm thủ công, mất nhiều thời gian, hiệu quả không cao. Tuy nhiên, cách làm mới được Hội LHPN huyện và các chuyên gia nông nghiệp chuyển giao, sử dụng chế phẩm sinh học đã mang lại kết quả tích cực. Thời gian ủ ngắn (tầm 45 ngày), dễ thực hiện, đảm bảo vệ sinh môi trường, không tốn kém, bà con đã biến 1 tấn rơm rạ thành 25 tấn phân hữu cơ có giá trị cho cây trồng và hoa màu. Với xã đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch như Đông Xuân, mô hình này càng mang lại hiệu quả hơn nhiều lần.

Bài dự thi “Phụ nữ với trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị” lần thứ 5 - năm 2020 gửi về báo Phụ nữ Thủ đô - số 7 phố Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội, hoặc Email: baophunuthudo@gmail.com. Phía dưới bài viết ghi rõ tên thật của tác giả, chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi ở, số điện thoại, email.

Mô hình xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ được Hội LHPN huyện triển khai từ đầu tháng 6/2020 và nghiệm thu vào giữa tuần qua. 11/25 xã với 100 hội viên đã thí điểm thành công, nhiều nhà nông phấn khởi và tin tưởng vào hiệu quả thiết thực của mô hình. Đặc biệt, theo chị Nguyễn Thị Lâm, với công nghệ ủ này, ngoài rơm rạ có thể sử dụng tận dụng nhiều phế phẩm nông nghiệp khác như thân của các loại cây ngô, hoa nhài, đu đủ… để biến thành phân hữu cơ. Khả năng nhân rộng và lan toả của mô hình này tại các địa phương là khả thi khi điều kiện thực hiện rất đơn giản. Mô hình đúng đã góp phần tìm được hướng giải quyết cho những tồn tại dai dẳng trong sản xuất nông nghiệp, hứa hẹn mang lại sự an toàn cho những hành trình và chuyến bay, nhất là làm thay đổi tư duy, quan niệm của nhà nông. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần tiếp tục có sự tuyên truyền tích cực của Hội LHPN và các đoàn thể để thay đổi nhận thức, hành vi.

MINH ANH 

Tin cùng chuyên mục

 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.