Can thiệp phòng, chống HIV cho nhóm người chuyển giới

Chia sẻ

Chương trình phòng, chống HIV/AIDS hiện đang phải đối mặt với tình hình dịch mới nổi trong cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới với nam (MSM), nhóm người chuyển giới, trong khi đó các hoạt động can thiệp phòng, chống HIV/AIDS cho cộng đồng người chuyển giới còn nhiều hạn chế.

Can thiệp phòng, chống HIV cho nhóm người chuyển giới - ảnh 1

Để có căn cứ xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người chuyển giới, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng dự thảo “Hướng dẫn can thiệp phòng chống HIV/AIDS cho nhóm người chuyển giới”.

Một nghiên cứu về nhóm chuyển giới nữ của Trường Đại học Y dược TPHCM đã cho thấy, tỉ lệ nhiễm HIV của nhóm chuyển giới nữ là 16,5%; tỉ lệ đã mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục là 50%; 40% nữ chuyển giới có sử dụng chất gây nghiện trong 30 ngày, hầu hết nhóm chuyển giới nữ không dùng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm... Trong đó, các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV bao gồm: Sử dụng chất có cồn sử dụng chất gây nghiện bị cấm (hàng đá/thuốc lắc...), phân biệt đối xử, mua dâm, bán dâm, quan hệ tình dục không an toàn...

TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, trong những năm qua, chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận về kinh tế, xã hội cho cá nhân, gia đình các cộng đồng dễ bị tổn thương và bệnh nhân AIDS. Tuy nhiên, hiện tại, chương trình phòng, chống HIV/AIDS đang phải đối mặt với tình hình dịch mới nổi trong nhóm MSM và nhóm người chuyển giới.

Theo các chuyên gia, người chuyển giới có nguy cơ lây nhiễm HIV cao qua quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ (không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục); đồng nhiễm các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs) cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV; sử dụng hormone cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HIV ở những người chuyển giới nam do tăng nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo. Tỷ lệ nhiễm HIV cao và nhận thức hạn chế về tình trạng HIV trong các quan hệ tình dục phức tạp và nhiều bạn tình của người chuyển giới làm gia tăng nguy cơ và gánh nặng bệnh tật của người chuyển giới.

Vì vậy, tiếp cận với các dịch vụ dự phòng HIV thiết yếu và có tính sáng tạo như xét nghiệm HIV tại cộng đồng và tự xét nghiệm HIV, dự phòng trước phơi nhiễm và sau phơi nhiễm HIV (PrEP and PEP), và sử dụng bao cao su chất lượng cao, giá cả phù hợp, bảo đảm sự nhạy cảm giới và điều trị và tuân thủ điều trị K=K cũng là một chiến lược dự phòng để loại trừ HIV ở Việt Nam nói chung và cho người chuyển giới nói riêng.

THÙY CHI/Chinhphu

Theo http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Can-thiep-phong-chong-HIV-cho-nhom-nguoi-chuyen-gioi/37805.vgp

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.