Ấn Độ tăng cường nỗ lực chống quấy rối, cưỡng hiếp phụ nữ

Chia sẻ

Nạn hiếp dâm ở Ấn Độ ngày càng diễn biến phức tạp và không có dấu hiệu thuyên giảm. Mới đây, các nhóm mang tên "biệt đội săn Romeo" đã bắt giữ hàng trăm thanh niên trong bang Uttar Pradesh. Những gã đàn ông quấy rối phụ nữ trên đường được gọi là "Romeo đường phố" ở Ấn Độ. Một số người bị bắt giữ do cáo buộc quấy rối tình dục.

Từ việc làm của cảnh sát gây tranh cãi

Cảnh sát bang Uttar Pradesh đang theo dõi hàng trăm người đàn ông lai vãng bên ngoài các trường nữ sinh để ngăn ngừa hành vi quấy rối tình dục đối với phụ nữ. Lãnh đạo bang Uttar Pradesh của Ấn Độ đã yêu cầu triển khai hàng trăm đội cảnh sát theo dõi những người đàn ông trẻ lảng vảng bên ngoài các trường cao đẳng, trường học và không gian công cộng của phụ nữ nhằm bảo vệ họ khỏi quấy rối tình dục. Báo cáo của Cục Tội phạm Quốc gia cho biết trong năm 2019, bang này có số vụ phạm tội đối với phụ nữ cao nhất, trong đó có hơn 3.200 vụ cưỡng hiếp.

Biểu tình chống hiếp dâm ở Ấn Độ - Ảnh NYTBiểu tình chống hiếp dâm ở Ấn Độ - Ảnh NYT

Tuy nhiên, hành động rốt ráo của biệt đội lại gặp phải phản ứng của một số cặp đôi yêu nhau tình tự ở nơi công cộng và nhiều phụ huynh. Một người cha đã vô cùng bất bình khi nhận được cuộc gọi cho biết con trai mình bị biệt đội này bắt giữ. Ông cho rằng con ông đã 19 tuổi và là một người trưởng thành, việc con trai đứng ở đâu và không đứng ở đâu không thuộc quản lý của ông cũng như cảnh sát. Thậm chí, mới đây, người đứng đầu bang Uttar Pradesh đã chỉ thị cảnh sát chấm dứt làm phiền các cặp đôi và yêu cầu các quan chức chính quyền đưa ra các hướng dẫn rõ rang trong việc “Săn Romeo”. Tiến sĩ Ranjana Kumari, một nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ, nói: "Chúng ta không ở thế kỷ 16 khi mà đàn ông và phụ nữ không thể đi cùng nhau hay ngồi trong công viên hoặc nắm tay".

Lập đội đặc nhiệm nữ chống cưỡng hiếp

Chính quyền thành phố New Delhi quyết định lập một đội đặc nhiệm nữ có võ để bảo vệ chị em khỏi nạn hiếp dâm.

Bộ trưởng mới về phúc lợi trẻ em và phụ nữ - bà Rakhi Birla cho biết bà đang lập kế hoạch tuyển cựu quân nhân hoặc các chuyên gia võ thuật để đào tạo những phụ nữ tình nguyện tuần tra ở đường phố vào ban đêm. Nỗi lo sợ tình trạng mất an ninh và nạn hiếp dâm ở Ấn Độ ngày càng gia tăng sau vụ một nữ sinh viên 23 tuổi bị cưỡng hiếp tập thể và giết ở Delhi. Vụ việc khiến người dân biểu tình khắp Delhi và Ấn Độ, buộc Chính phủ phải ban hành luật mới và trừng phạt thích đáng hơn đối với những kẻ hiếp dâm và tấn công tình dục. Mặc dù người dân bức xúc và Chính phủ ban hành luật chặt chẽ hơn, New Delhi vẫn chứng kiến những vụ việc đau lòng về nạn cưỡng hiếp. Số vụ tấn công tình dục cũng tăng vọt qua từng năm.

Bà Birla tin rằng lực lượng đặc nhiệm nữ sẽ giúp đường phố an toàn hơn. “Hệ thống của chúng ta có rất nhiều kẽ hở. Chúng ta cần có biện pháp khắc phục để đảm bảo hệ thống giao thông công cộng an toàn cho phụ nữ vào ban đêm. Các cựu quân nhân và chuyên gia võ thuật sẽ đào tạo biệt đội nữ giới này nhằm bảo vệ chị em. Điều tuyệt vời là phụ nữ rất hưởng ứng, đây là tín hiệu tích cực cho quyết tâm của chúng tôi”- Bà nói. Tân bộ trưởng còn có kế hoạch tuyển 5.000 tài xế nữ để phục vụ khách hàng chị em phụ nữ, giúp họ bớt lo sợ mỗi khi tham gia phương tiện công cộng vào ban đêm.

Bộ Viễn thông Ấn Độ đã ban hành quy định bắt đầu từ tháng 7/2020, tất cả điện thoại được bán ra ở nước này phải có nút báo động hành vi quấy rối và tấn công tình dục. Ravi Shankar Prasad - Bộ trưởng Bộ Giao thông Công nghệ thông tin Ấn Độ khẳng định: “Công nghệ có thể giúp cuộc sống con người tốt hơn cũng như bảo vệ sự an toàn cho phụ nữ”. Vì vậy, nước này đã công bố số 112 trong trường hợp khẩn cấp, tương tự số 999 ở Anh và 911 ở Mỹ, cho phép công dân gọi nhanh chóng xe cảnh sát, xe cứu thương hoặc nhân viên cứu hỏa. Tuy nhiên, xem ra số khẩn cấp này chưa phát huy hiệu quả nên Bộ Viễn thông đã ra quy định yêu cầu các hãng sản xuất điện thoại phải tích hợp thêm nút báo động hành vi quấy rối và tấn công tình dục.

NGUYỄN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.