Phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP

Chia sẻ

Theo Quyết định 490 của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/5/2018, Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP triển khai hơn 2 năm qua đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng ở hầu hết các địa phương trên cả nước.

Chương trình OCOP đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, khai thác và phát huy những giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề, đặc sản vùng miền, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, việc được công nhận là sản phẩm OCOP đã nâng tầm, nâng giá trị và tạo điều kiện tiêu thụ tốt hơn cho các sản phẩm của đơn vị sản xuất. 

Thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại, sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền đã được người tiêu dùng nhận diện, đánh giá cao.Thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại, sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền đã được người tiêu dùng nhận diện, đánh giá cao.

Với mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm rau mầm, tại các hệ thống siêu thị và các cửa hàng tiện ích, HTX Rau Thanh Hà, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội đã có 15 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2019. Qua đánh giá của Hội đồng thẩm định, sản phẩm của HTX này đều đạt tiêu chuẩn 4 sao. Bà Bùi Thị Thanh Hà, Giám đốc HTX Rau Thanh Hà cho biết, được cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP sẽ là “giấy thông hành” đảm bảo chất lượng, uy tín của sản phẩm để HTX thúc đẩy quảng bá, hợp tác với các đối tác, đưa sản phẩm của đơn vị vào các chuỗi siêu thị lớn, nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm và thu nhập xã viên. "Sau khi được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao, HTX đã được nhiều cơ quan truyền thông đưa tin, quảng bá cho sản phẩm của đơn vị, nhờ đó sản phẩm rau của đơn vị đã được nhiều người tiêu dùng biết đến, từ đó chúng tôi không ngừng nâng cao giá trị và thương hiệu sản phẩm của HTX", bà Hà chia sẻ.

Đến nay, Hà Nội đã có hơn 300 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 4 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao và đang đề nghị trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia; 194 sản phẩm đạt 4 sao và 77 sản phẩm đạt 3 sao. Một số sản phẩm tiêu biểu như: Gốm sứ Bát Tràng; gạo Bắc thơm số 7 của Hợp tác xã nông nghiệp Tam Hưng; các loại rau mầm của Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà; sữa bò tươi của Hợp tác xã chế biến bò sữa Phù Đổng... Bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm cho biết: "Tôi thấy chương trình OCOP là để đi tìm tinh hoa và cơ chế chính sách nhà nước cần được đẩy mạnh hỗ trợ để cho các sản phẩm này tỏa sáng và được thúc đẩy mạnh mẽ ra thị trường".

Cùng với triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, Hà Nội đã hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP, đặc biệt là các địa phương trong cả nước tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng. "Thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại, sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền đã được người tiêu dùng nhận diện, đánh giá cao. Năm 2020, cùng với đánh giá các sản phẩm, chúng tôi yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá để công nhận các sản phẩm tiếp theo", Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đánh giá.

Từ nay đến cuối năm, bên cạnh việc triển khai rà soát đánh giá phân hạng các sản phẩm mới dự thi, Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức thêm nhiều sự kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP để thúc đẩy mua bán, giao thương, giới thiệu các sản phẩm OCOP của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành để người tiêu dùng, đặc biệt tổ chức đánh giá, phân hạng cho 700 sản phẩm trở lên được công nhận là sản phẩm OCOP.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công trường Tiểu học Hà Nội – Điện Biên Phủ

Gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công trường Tiểu học Hà Nội – Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Những ngày này, trên công trường xây dựng trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) ngày cũng như đêm luôn rộn rã, nhộn nhịp hoạt động thi công. Tất cả dồn hết tâm, sức, chạy đua với thời gian, đẩy nhanh tiến độ để kịp khánh thành, sớm đưa công trình vào sử dụng dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Hà Nội thí điểm gửi xe không tiền mặt

Hà Nội thí điểm gửi xe không tiền mặt

(PNTĐ) - Hà Nội bắt đầu thí điểm gửi xe không tiền mặt tại 7 vị trí nằm trên các tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm. Sau thời gian thí điểm, địa phương sẽ đánh giá kết quả để lên phương án triển khai rộng rãi.
Đối thoại  về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

Đối thoại về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

(PNTĐ) - Ngày 16/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
Tháng Ba về giỗ Vua Hùng

Tháng Ba về giỗ Vua Hùng

(PNTĐ) - Những ngày này, đông đảo người dân và du khách về với Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ). Lễ hội là hoạt động có tính quy mô cấp quốc gia nhằm tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước, hướng mỗi người Việt Nam biết trân quý nguồn cội.