Để những “báu vật đồng quê” chiếm lĩnh thị trường

Chia sẻ

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP được triển khai trong hơn 2 năm qua đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Tuy vậy, nhiều sản phẩm OCOP dù có chất lượng nhưng vẫn chưa được tiêu thụ rộng rãi trong nước và chưa nhận được nhiều sự quan tâm của du khách quốc tế.

Người tiêu dùng mua sản phẩm OCOP tại hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOPNgười tiêu dùng mua sản phẩm OCOP tại hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP (Ảnh: Q.A)

Với mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm rau mầm, tại các hệ thống siêu thị và các cửa hàng tiện ích, HTX Rau Thanh Hà, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội đã có 15 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2019. Qua đánh giá của Hội đồng thẩm định, sản phẩm của HTX này đều đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Bà Bùi Thị Thanh Hà, Giám đốc HTX Rau Thanh Hà cho biết, được cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP sẽ là “giấy thông hành” đảm bảo chất lượng, uy tín của sản phẩm để HTX thúc đẩy quảng bá, hợp tác với các đối tác, đưa sản phẩm của đơn vị vào các chuỗi siêu thị lớn, nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm và thu nhập xã viên.

Đến nay, Hà Nội đã có hơn 300 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 4 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao và đang đề nghị trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia; 194 sản phẩm đạt 4 sao và 77 sản phẩm đạt 3 sao. Bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm cho biết: “Tôi thấy chương trình OCOP là để đi tìm tinh hoa, cơ chế chính sách nhà nước cần được đẩy mạnh hỗ trợ để cho các sản phẩm này tỏa sáng và được thúc đẩy mạnh mẽ ra thị trường”.

Theo ông Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ NN&PTNT, với riêng chương trình OCOP, điều quan trọng nhất đó là lo đầu ra, makerting và xúc tiến thương mại để bán được hàng.

“Hiện nay các địa phương đã chỉnh trang và phát triển mới được gần 70 điểm bán và quảng bá sản phẩm OCOP trên cả nước. Đấy là những cách để quảng bá các sản phẩm từ các vùng quê tới các vùng đô thị lớn. Chúng tôi cũng đang trao đổi với một số đơn vị hỗ trợ xúc tiến thương mại điện tử, để có những hoạt động cụ thể hỗ trợ các địa phương và có những điều kiện ưu đãi cho sản phẩm OCOP khi đưa lên sàn thương mại điện tử này. Bởi hiện nay thì rất nhiều doanh nghiệp, các hợp tác xã mong muốn có thêm cầu nối để đưa các sản phẩm vào các kênh phân phối như chuỗi cửa hàng tiện lợi, bán hàng trên các sàn giao dịch điện tử”- ông Cường nói.

Bên cạnh tình hình dịch bệnh, Hiệp định Thương mại tự do đã có hiệu lực cũng đã đặt ra những thách thức và cơ hội cho sản phẩm OCOP. Các cơ hội mang đến từ các hiệp định EVFTA rất lớn. Bởi vì, khi đó, sản phẩm của chúng ta sẽ đi rất tốt, chiếm lĩnh vào các thị trường, rất tự do thoải mái và được ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, hạn chế là khi mở cửa, các sản phẩm của chúng ta cũng bị cạnh tranh trên chính thị trường trong nước. Vì vậy, trong cuộc chơi này nếu như ta không có sự đổi mới, tạo năng lực cạnh tranh tốt hơn thì sẽ bị thua ngay trên sân nhà.

Tham gia vào Hiệp định Thương mại tự do này, sản phẩm OCOP của chúng ta có đặc thù là các sản phẩm mang tính đặc sản vùng miền, và nếu có những lợi thế rất là tốt về mặt chất lượng thì sẽ có tiềm năng tham gia vào top trên của thị trường. Đó là một hướng rất tốt cho sản phẩm OCOP của Việt Nam. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta phải xây dựng được một thương hiệu OCOP trong lòng người tiêu dùng để họ nhận biết được sản phẩm OCOP. Đó phải là các “báu vật” từ các làng quê, là chất lượng và sự tử tế.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.