Lao động du lịch tìm hướng chuyển nghề

Chia sẻ

Ngay từ đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 khiến 80% số lao động xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) lao đao bởi “mất mùa” lễ hội Chùa Hương, nhiều gia đình thiệt hại hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng…

Đò phục vụ khách du lịch của người dân Hương Sơn “nằm im” trong mùa dịchĐò phục vụ khách du lịch của người dân Hương Sơn “nằm im” trong mùa dịch

Đò úp, việc mất...

Chị Đặng Thị Hương ở xóm 9, thôn Đục Khê, xã Hương Sơn chia sẻ, trừ người già và trẻ nhỏ, hầu hết người dân địa phương đều biết chèo xuồng, chèo đò. Mỗi gia đình ít nhất cũng có 1-2 người tham gia phục vụ 3 tháng mùa lễ hội. Trong số gần 4.000 đò, xuồng của toàn xã thì riêng thôn Đục Khê chiếm hơn 60%. Khác với sự tấp nập của những mùa hội trước, năm nay, hàng nghìn con đò chung cảnh “úp” ở bến khiến nhiều người lao đao bởi mất việc…

Chung cảnh ngộ là hàng nghìn người lao động phục vụ dịch vụ ăn uống, bến bãi... từ đầu bến Đục Khê đến các khu vực Thiên Trù cũng mất việc, không có thu nhập, thậm chí thiệt hại lớn do đầu tư lớn vào cửa hàng…Khó khăn chủ yếu vẫn là việc làm và thu nhập. Với các gia đình đấu thầu quầy hàng bán đồ lưu niệm, đồ ăn uống thì thiệt hại lớn hơn do vừa phải đầu tư vào hàng hóa, vừa phải trả tiền thuê mặt bằng.

Là một trong số những gia đình đã đầu tư vốn lớn, bà Vương Thị Thành - chủ Cơ sở sản xuất Kim Thành ở xóm 11, thôn Đục Khê cho biết: “Dịch Covid-19 ập đến ngay từ đầu mùa hội Chùa Hương khiến cơ sở chúng tôi thiệt hại hơn 1 tỷ đồng, theo đó, hàng chục lao động mất việc”...

Theo ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban quản lý Khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến lượng khách tham quan di tích Chùa Hương giảm 70% lượng khách. Nếu như hằng năm có hơn 1,3 triệu khách thì năm nay đến đầu tháng 9 mới có hơn 370.000 khách. Vì vậy, nguồn thu ngân sách từ bán vé tham quan thắng cảnh cũng giảm theo. Bên cạnh đó, nguồn thu của doanh nghiệp khai thác dịch vụ cáp treo, người dân kinh doanh, lực lượng chèo thuyền, dịch vụ nhà nghỉ, bến bãi… cũng giảm mạnh.

Chủ tịch UBND xã Hương Sơn Bùi Văn Triều thông tin: Toàn xã có 23.822 người thì có tới hơn 15.000 người tham gia phục vụ lễ hội; khoảng 500 cửa hàng dịch vụ các loại, trong đó có nhiều gia đình đấu thầu và tận dụng nhà ở mặt đường để làm dịch vụ. Để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, lễ hội Chùa Hương phải dừng nên người dân bị thiệt hại và địa phương cũng thất thu ngân sách.

Tìm hướng chuyển nghề để chèo chống qua mùa dịch

Bà Đồng Thị Thanh Mai, Chủ tịch Hội LHPN xã Hương Sơn cho biết, năm nay, 1.673 hội viên Hội LHPN xã đều ít nhiều bị ảnh hưởng từ việc làm, thu nhập… Đặc biệt là những người đầu tư vốn vào cửa hàng, cửa hiệu, xuồng, đò... để phục vụ lễ hội Chùa Hương đã phải gánh thiệt hại lớn từ vài chục triệu đến cả tỷ đồng.

Người dân Hương Sơn đã xoay xở, tiếp tục tìm việc khác làm. Người quay về làm nông nghiệp như trồng dâu, trồng rau sắng, chăn nuôi. Người thì đến khu công nghiệp làm công nhân, người ra thành phố làm thuê. Đại dịch Covid-19 đã khiến cho việc làm truyền thống của người dân Hương Sơn không còn. Ai cũng lo lắng, nếu bệnh dịch bệnh tiếp tục, việc chuyển hướng việc làm cần phải nghĩ tới theo hướng lâu dài thay vì thời vụ.

Là người gần gũi với bà con ở thôn Yến Vỹ, chị Nguyễn Thị Tuyến, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Yến Vỹ cho biết, hiện tại thôn Yến Vỹ duy trì khoảng 200 thuyền và chừng hơn 10 cửa hàng cửa hiệu phục vụ du khách. Lực lượng lao động còn lại linh động tìm việc làm phù hợp, người đi làm công ty, người ra thành phố làm việc để có thu nhập vượt qua mùa dịch.

Theo bà Đồng Thị Thanh Mai, trong điều kiện khó khăn, chị em Hội LHPN xã, thôn lại càng nỗ lực nhiều hơn để phát huy tinh thần đoàn kết, kịp thời thăm hỏi, động viên và giúp đỡ hội viên khó khăn do dịch Covid-19. Nhờ tích cực tuyên truyền vận động, Hội đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân là hơn 144 triệu đồng, hơn 6.000 chiếc khẩu trang và nước sát khuẩn để kịp thời hỗ trợ người dân; đồng thời tặng 10 suất quà mỗi suất trị giá 600.000 đồng; hỗ trợ 32 triệu đồng xây nhà mái ấm tình thương cho gia đình hội viên Quách Thị An ở thôn Đục Khê…“Những việc làm đó có ý nghĩa thiết thực, được người dân đón nhận và ủng hộ nhiệt tình khiến chúng tôi được tiếp thêm năng lượng để tiếp tục triển khai nhiều hơn nữa hoạt động hỗ trợ phụ nữ và người dân vượt qua thời điểm khó khăn”– bà Mai nói.

Bài và ảnh: VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.